Ký kết hợp đồng thể thao là quy định bắt buộc đối với các vận động viên chuyên nghiệp. Một trong những tranh chấp thường thấy nhất của loại hợp đồng này là tranh chấp về chấm dứt hợp đồng. Vậy quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao ra sao? Thủ tục thực hiện thế nào? Hệ quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao là gì? … Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các vấn đề trên. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828
MỤC LỤC
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin phân tích Hợp đồng thể thao dưới góc độ là Hợp đồng lao động. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn trong một số trường hợp nhất định. Với bản chất là một hợp đồng lao động nên ngoài việc chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc chấm dứt hợp đông thể thao còn phải tuân theo các quy định của Bộ luật lao động năm 2019. Theo Bộ luật lao động, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cụ thể:
Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vận động viên (người lao động) Bộ luật lao động năm 2019 ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động theo hướng mở rộng, có lợi cho người lao động. Theo đó người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có lý do cụ thể. Người lao động chỉ phải tuân thủ về quy định báo trước cho người sử dụng lao động. Một số trường hợp vận động viên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng (nếu hợp đồng không quy định) như:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, các vận động viên cần lưu ý thực hiện theo đúng hợp đồng đã giao kết và theo quy định của pháp luật.
Pháp luật ghi nhận câu lạc bộ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên với việc có ưu thế hơn so với người lao động nên pháp luật chỉ cho phép người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp luật định. Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:
Các bên (cả vận động viên và đơn vị chủ quản) vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật. Kèm theo đó là phải chịu các khoản phạt, bồi thường,… Nội dung này sẽ được chúng tôi làm rõ trong các phần tiếp theo của bài viết. Hoặc bạn đọc cũng có thể liên hệ Luật sư tư vấn thể thao trực tiếp qua số: 0973.444.828 (có zalo).
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Các bên trong hợp đồng có thể bị ảnh hưởng khi hợp đồng bị chấm dứt trước hạn. Do đó pháp luật quy định bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên còn lại. Pháp luật hiện này quy định thời hạn báo trước của người lao động và của người sử dụng lao động là khác nhau.
Thời hạn báo trước được quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động như sau:
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
…”
Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động thời hạn như sau:
Quy định nêu trên cho thấy nghĩa vụ báo trước là bắt buộc đối với các trường hợp pháp luật có quy định. Câu hỏi đặt ra ở đây là có khi nào không cần báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao mà vẫn hợp pháp không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp sau đây.
Người lao động là bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động. Do đó pháp luật lao động có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của nhóm này. Trong đó có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước. Cụ thể những trường hợp không phải báo trước là:
Người sử dụng lao động là bên có ưu thế hơn trong quan hệ lao động. Do đó pháp luật hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của nhóm này. Quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng khắt khe hơn. Người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước trong trường hợp:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên trong quan hệ hợp đồng tự ý dừng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó. Để chấm dứt hợp đồng thể thao đúng luật cần thực hiện theo trình tự sau:
Thủ tục trên có vẻ đơn giản nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của hai bên; và đặc biệt là hệ quả mà các bên có thể gánh chịu. Vì vây bên có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao cần hết sức thận trọng. Mọi vướng mắc trong quá trình đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao được Luật sư tiếp nhận và tư vấn qua số: 0973.444.828 (có zalo).
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hệ quả của hành vi này đối với người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau.
Đối với người lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ có những hệ quả sau:
Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ có những hệ quả sau:
Câu hỏi:
Anh Ngô Văn N. là cầu thủ chuyên nghiệp có câu hỏi như sau. Tôi bị Câu lạc bộ H chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Họ nói là do lỗi của tôi nên muốn sa thải cầu thủ. Làm thể nào để tôi có thể đòi lại quyền lợi cho mình?
Khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng bạn có thể tiến hành đòi bên kia bồi thường. Các bên còn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; việc này đảm bảo quyền, lợi ích các bên bằng quyền lực nhà nước. Có những cách sau để đòi quyền lợi khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao:
Trước khi tiến hành thủ tục trên, bạn cần xác định rõ việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng có đúng quy định của pháp luật hay không. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì mới có căn cứ để yêu cầu bồi thường. Nếu chưa nắm rõ quy định pháp luật để có thể xác định chính xác vụ việc, bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao theo số: 0973.444.828 (có zalo).
Trung tâm pháp luật thể thao hiện có đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên tư vấn, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thể dục thể thao. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn các công việc gồm:
Trung tâm pháp luật thể thao hiện có văn phòng chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn có các văn phòng làm việc tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, … Bạn có thể liên hệ luật sư thể thao qua các phương thức sau để được tư vấn; hỗ trợ trong ừng trường hợp cụ thể.
Trân trọng!
CN.
Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…
Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…
Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…
Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…
Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…
Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…
View Comments