Bóng đá

QUY CHẾ BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Quy chế bóng đá chuyên nghiệp là một công cụ quan trọng để quản lý và phát triển bóng đá. Nó giúp cho việc điều hành và quản lý hoạt động của các CLB bóng đá tại Việt Nam được thực hiện một cách trật tự, minh bạch và có tính chuyên nghiệp cao. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của bóng đá Việt Nam, từ cầu thủ, huấn luyện viên, đến quản lý. Vậy, quy chế bóng đá chuyên nghiệp được quy định như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Quy chế bóng đá là gì?

Quy chế là văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc các quy định do cơ quan, tổ chức ban hành và có hiệu lực đối với các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế. Theo đó, quy chế định ra các công việc phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định đã được ban hành. Quy chế còn chứa đựng nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của cơ quan, tổ chức.

Quy chế bóng đá là các quy tắc được thiết lập bởi Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA). Mục đích của quy chế là đảm bảo tính công bằng và chính xác trong việc chơi bóng đá. Quy chế có thể bao gồm các quy tắc về kích thước sân, số lượng cầu thủ trên sân, cách chơi, cách tính điểm và các hành vi vi phạm…

Tại Việt Nam, quy chế bóng đá chuyên nghiệp là tập hợp các quy tắc và luật chơi được áp dụng cho các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp. Việc áp dụng quy chế này được thực hiện tại cả các giải đấu địa phương. Quy chế này giống như quy chế chung của FIFA. Tuy nhiên, một số sửa đổi được thực hiện để phù hợp yêu cầu của giải đấu chuyên nghiệp. Ví dụ, thời gian chơi của một trận đấu chuyên nghiệp có thể là 90 phút chính thức và thời gian bù giờ có thể được tăng hoặc giảm tùy theo quy định của giải đấu.

Thẩm quyền ban hành quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Thẩm quyền ban hành quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam thuộc Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam (VFF). VFF có chức năng chuyên ngành là đảm nhận quản lý và phát triển bóng đá tại Việt Nam.

VFF là một tổ chức chuyên ngành của Liên Đoàn Bóng Đá Châu Á (AFC) và Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA). Tại Việt Nam, VFF là tổ chức quản lý bóng đá lớn nhất. Chức năng của VFF bao gồm cả việc quản lý và giám sát các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp. Những giải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam gồm V-League và Cúp Quốc Gia Việt Nam… Nhiệm vụ của VFF là đảm bảo sự phát triển của bóng đá Việt Nam, bảo vệ quyền lợi cho các cầu thủ, các huấn luyện viên, các trọng tài và các tổ chức liên quan. VFF có thẩm quyền ban hành quy chế bóng đá và đảm bảo nội dung đó được thực hiện.

Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phải tuân thủ quy chế bóng đá chung của FIFA và AFC. Tuy nhiên, VFF có thể tùy chỉnh một số chi tiết trong quy chế để phù hợp với điều kiện và đặc điểm của giải đấu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Một số đơn vị tổ chức có thẩm quyền khác:

Ngoài VFF, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và kiểm soát các hoạt động của VFF trong việc ban hành và thực thi các quy định liên quan đến bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Các cơ quan này bao gồm:

  • Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
  • Ủy ban Olympic Việt Nam;
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Trong trường hợp các tranh chấp phát sinh liên quan đến các hoạt động bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, quy chế bóng đá chuyên nghiệp được xem là tài liệu cơ bản để giải quyết tranh chấp. VFF và các bên liên quan sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp theo quy định của quy chế này. Nội dung chi tiết về việc giải quyết tranh chấp theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp vff sẽ được chúng tôi làm rõ hơn trong các phần tiếp theo của bài viết.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung: Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF.

Tư vấn pháp lý liên quan tới Quy chế bóng đá chuyên nghiệp: 0973.444.828

Các điều khoản cơ bản trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam được quản lý, giám sát bởi Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam (VFF). Chính cơ quan này ban hành các điều khoản cơ bản trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp để điều chỉnh các hoạt động của cầu thủ, giải đấu,… Những điều khoản này giúp đảm bảo rằng tất cả các trận đấu diễn ra trong môi trường công bằng và chuẩn mực.

Một số điều khoản cơ bản:

Số lượng cầu thủ trên sân:

Quy chế quy định số lượng cầu thủ chơi trong mỗi trận đấu. Hai đội tham gia một trận bóng có số cầu thủ ngang bằng nhau. Mỗi đội bóng có thể sử dụng tối đa 11 cầu thủ trên sân. Ngoài ra, khi thi đấu mỗi bên có thể thay đổi 3 cầu thủ trong trận đấu.

Thể thức chơi:

Quy chế xác định các quy tắc về thể thức chơi bóng đá, bao gồm cả việc sử dụng tay, giới hạn về việc sử dụng cánh tay, v.v.

Hạn chế sử dụng chất cấm:

Quy chế nêu rõ nhưng chất cấm sử dụng trong bóng đá chuyên nghiệp. Việc cấm sử dụng được áp dụng cả trong tập luyện và thi đấu.

Thời gian trận đấu:

Mỗi trận đấu diễn ra trong vòng 90 phút, chia làm 2 khoảng thời gian mỗi khoảng 45 phút. Bên cạnh đó, quy chế còn đưa ra một số quy định về thời gian thi đấu khác trong một số trường hợp đặc biệt.

Sử dụng vũ khí:

Các cầu thủ không được sử dụng vũ khí khi thi đấu. Không thực hiện bất cứ hành vi xâm phạm nào vượt quá mức cho phép. 

Hành vi phạm luật:

Các cầu thủ sẽ bị xử phạt hoặc bị cấm tham gia trận đấu tùy vào mức độ vi phạm của mình.

Quyền hạn của trọng tài:

Trọng tài là người điều hành trận đấu. Mọi quyết định của trọng tài trong thời gian thi đấu đều có tính bắt buộc thi hành.

Ngoài ra, quy chế còn có những quy định khác về xử lý vi phạm, điểm số, trang phục cầu thủ thi đấu,… Quy chế có vai trò rất quan trọng trong tổ chức vận hành các giải đấu. Đồng thời, quy chế góp phần đảm bảo tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng chuyên môn mỗi trận đấu. 

Quy chế bóng đá có dùng để giải quyết tranh chấp không?

Như đã phân tích, quy chế bóng đá là một tập hợp các nguyên tắc và quy định được ban hành và áp dụng cho các trận đấu bóng đá. Quy chế định ra các quy định về quả bóng, sân cầu, thời gian, luật chơi…Quy chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự chính xác và công bằng trong trận đấu. Là công cụ giúp đảm bảo sự an toàn cho các cầu thủ và cho mọi người tham gia.

Tuy nhiên, trong và ngoài quá trình tổ chức, vận hành và diễn ra trận đấu, có thể xảy ra các tranh chấp khác như:

Một số tranh chấp phổ biến.

  • Tranh chấp giữa các huấn luyện viên với câu lạc bộ;
  • Tranh chấp giữa các đội bóng;
  • Tranh chấp giữa đội bóng với đại diện cầu thủ;

Điều 70 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi bổ sung 2023 quy định:

“Liên đoàn bóng đá Việt Nam tiếp nhận và chuyển bộ phận có chức năng giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng; tư cách cầu thủ. Giải quyết tranh chấp lao động giữa cầu thủ, huấn luyện viên và câu lạc bộ. Giải quyết tranh chấp giữa cầu thủ, câu lạc bộ thành viên và đại diện cầu thủ”.

Thực tế, việc sử dụng quy chế chuyên nghiệp trong giải quyết tranh chấp bóng đá ngày một phổ biến. Theo quy định của Quy chế, mọi đối tượng liên quan đến bóng đá chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các quy định và quy chế được đưa ra. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể sử dụng Quy chế bóng đá chuyên nghiệp để giải quyết.

Các cách giải quyết tranh chấp tại Quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Khoản 5 Điều 13 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi bổ sung 2023 quy định:

Câu lạc bộ được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về lao động hoặc trọng tài hoặc LĐBĐVN giải quyết tranh chấp lao động giữa câu lạc bộ với huấn luyện viên, cầu thủ.

Tương tự, khoản 5 Điều 22 cũng cho phép cầu thủ chuyên nghiệp được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về lao động hoặc trọng tài hoặc LĐBĐVN giải quyết tranh chấp lao động giữa cầu thủ với câu lạc bộ.

Theo quy định trên, các tranh chấp được giải quyết bằng một số cách gồm:

  • Giải quyết tranh chấp lại VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam);
  • Giải quyết tranh chấp thể thao tại Tòa án;
  • Giải quyết tranh chấp lao động thể thao theo thủ tục lao động, trọng tài;

Thực tế, việc áp dụng Quy chế để giải quyết tranh chấp trong bóng đá Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức. Một số tranh chấp vẫn được giải quyết theo phương thức truyền thống. Nhiều trường hợp việc giải quyết có thể chưa phù hợp với quy chế hoặc có sự bất bình đẳng về quyền lợi cho một bên. Nếu đang gặp phải những tranh chấp tương tự, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn thể thao để được hỗ trợ theo số: 0973.444.828 (có zalo).

Xử phạt khi không tuân thủ quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Việc xử lý vi phạm quy chế được thực hiện theo quy định về kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, quy định kỷ luật của FIFA. Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam có thẩm quyền xử lý mọi vi phạm của mọi thành viên tham dự giải theo Quy định về kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động bóng đá chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các quy định và quy chế được đưa ra. Hành vi sai quy định sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Các hành vi vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

  • Việc không tuân thủ quy định về chuyển nhượng cầu thủ;
  • Vi phạm trong quản lý tài chính và hoạt động của các câu lạc bộ.
  • Các phương thức, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tổ chức, cá nhân thuộc Liên đoàn.
  • hành vi dàn xếp tỷ số, cá độ bóng đá dưới bất cứ hình thức nào.
  • Các hành vi xâm phạm có thể dẫn đến thiệt hại cho các câu lạc bộ, cầu thủ.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dụng: Quy định của vff về hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp.

Mức xử phạt vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam đặt ra các quy định chặt chẽ về xử lý kỷ luật. Các hành vi vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp sẽ bị xử phạt. Những mức phạt có thể áp dụng bao gồm:

  • Phạt tiền: Phạt tiền có thể được áp dụng đối với những vi phạm như việc không tuân thủ thời hạn chuyển nhượng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin tài chính.
  • Giới hạn đăng ký cầu thủ: Các câu lạc bộ có thể bị giới hạn số lượng cầu thủ có thể đăng ký tham gia giải đấu nếu vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp.
  • Không được tham gia giải đấu: Những vi phạm nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc cấm câu lạc bộ hoặc cá nhân không được tham gia các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp.
  • Thu hồi giải thưởng: Câu lạc bộ hoặc cá nhân vi phạm quy chế bóng đá chuyên nghiệp và được trao giải thưởng, giải thưởng đó có thể bị thu hồi.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề cao việc tuân thủ các quy định và quy chế. Việc xử phạt các vi phạm quy chế luôn đảm bảo tính minh bạch và công bằng. 

Liên hệ tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828 (có zalo).

Trung tâm pháp luật thể thao.

Trung tâm pháp luật thể thao là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý lĩnh vực thể thao. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu về luật thể thao. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý về thể thao:

Hiện nay, chúng tôi có văn phòng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, … và cán bộ phụ trách khu vực trong, ngoài nước. Nếu gặp vướng mắc pháp lý bạn có thể liên hệ luật sư thể thao qua các phương thức:

Trân trọng!

PQ

5/5 - (1 bình chọn)
Phan Quang

View Comments

Recent Posts

Cách giải quyết khi cầu thủ bị nợ lương, phí lót tay

Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…

5 tháng ago

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BỂ BƠI

Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…

5 tháng ago

KÍCH THƯỚC BÀN BIDA TIÊU CHUẨN

Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…

1 năm ago

KINH DOANH BIDA CÓ CẦN GIẤY PHÉP KHÔNG?

Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…

1 năm ago

KINH DOANH SÂN CẦU LÔNG – ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC

Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…

1 năm ago

KÍCH THƯỚC SÂN CẦU LÔNG TIÊU CHUẨN

Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…

1 năm ago