CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THỂ THAO TRƯỚC THỜI HẠN


Thi đấu thể thao là một công việc đem lại vinh quang, sự nổi tiếng, thu nhập cho các vận động viên. Các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp thường ký hợp đồng thể thao với các câu lạc bộ. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các bên thường có yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời han. Vậy việc chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn tiến hành như nào cho đúng luật? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là gì? Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các vấn đề trên. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao, vui lòng liên hệ Luật sư thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn là gì?

Hợp đồng thể thao là gì?

Về cơ bản, Hợp đồng thể thao là một loại hợp đồng dân sự. Do đó Hợp đồng thể thao sẽ chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 và các luật chuyên ngành khác. Theo định nghĩa tại Điều 385 BLDS năm 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Hợp đồng thể thao có thể hiểu là một hợp đồng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên liên quan đến thể thao. Các hợp đồng thể thao phổ biến như:

Nhìn chung Hợp đồng thể thao là hợp đồng liên quan đến lĩnh vực thể thao. Các bên có thể tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng miễn cho không được vi phạm điều cấm của luật.

Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn là gì?

Chấm dứt hợp đồng là việc một bên hoặc các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo quy định tại BLDS năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn là việc các bên chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hoàn thành hợp đồng hoặc trước khi hợp đồng hết hiệu lực theo thỏa thuận của các bên/theo quy định của pháp luật. Chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn thường thuộc vào các trường hợp: Hợp đồng bị hủy bỏ; Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn.

chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn
Tư vấn chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn: 0973.444.828

Các cách chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Khi chấm dứt hợp đồng trước hạn thường sử dụng các phương thức sau: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc Đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mỗi một phương thức chấm dứt hợp đồng sẽ có căn cứ, cơ sở thực hiện và hậu quả pháp lý khác nhau. Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các cách chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Với nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận của pháp luật dân sự, các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận mọi vấn đề miễn sao không vi phạm điều cấm của luật. Pháp luật hiện nay không quy định về việc cấm các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn. Do đó các bên có thể đưa nội dung này vào trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.

Khi hợp đồng chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Các trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn phổ biến như:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động vận động viên trước thời hạn;
  • Chấm dứt hợp đồng thi đấu thể thao trước hạn;
  • Chấm dứt hợp đồng tài trợ trước hạn;
  • Chấm dứt hợp đồng hợp tác trước hạn.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Bên cạnh việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên còn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Đơn phương chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc một bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng với bên còn lại. Theo quy định của BLDS năm 2015, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Khi đó, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

Một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn phổ biến như:

  • Vận động viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do bị nợ lương;
  • Nhà tài trợ đơn phương chấm dứt hợp đồng tài trợ do vận động viên vi phạm nghĩa vụ;
  • Nhãn hàng đơn phương chấm dứt hợp đồng quảng cáo do cầu thủ vi phạm hợp đồng;

Như vậy, hành vi tự ý chấm dứt của một bên có thể dẫn tới hệ quả bồi thường chấm dứt hợp đồng thể thao. Để làm rõ hơn vấn đề này các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn thể thao theo số: 0973.444.828 để được tư vấn. Hoặc tham khảo nội dung tiếp theo của bài viết.

Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn có phải bồi thường không?

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là một trong những quyền được pháp luật dân sự ghi nhận. Việc cho phép các bên trong hợp đồng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Đồng thời cũng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ thể thực hiện việc chấm dứt hợp đồng trước hạn phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực.

Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về hợp đồng trong pháp luật dân sự. Các bên trong hợp đồng thể thao phải chấm dứt hợp đồng dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực. Việc chấm dứt hợp đồng không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Các bên trong hợp đồng thể thao có thể thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Miễn sao cho việc chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Như đã phân tích, các bên có quyền thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khi hợp đồng bị chấm dứt thực hiện, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của pháp luật dân sự, các bên sẽ không phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:

  • Các bên thỏa thuận được về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không phải bồi thường;
  • Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  • Tại Hợp đồng có điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường;
  • Trường hợp pháp luật quy định.

Các bên sẽ phải bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng trước hạn trong trường hợp sau:

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho các bên còn lại;
  • Có lỗi trong việc dẫn đến hợp đồng bị chấm dứt trước hạn;
  • Các bên có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng trước hạn;
  • Trường hợp pháp luật quy định.

Thông thường, việc xác định có phải bồi thường thiệt hại hay không dựa vào các yếu tố sau.

  • Lỗi của các bên dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước hạn;
  • Thỏa thuận của các bên về bồi thường thiệt hại;
  • Thiệt hại thực tế do chấm dứt hợp đồng trước hạn;
  • Trường hợp phải bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định.

Các nội dung trên được áp dụng trực tiếp cho Hợp đồng dân sự/thương mại thuần túy trong hoạt động thể thao. Đối với các tranh chấp liên quan đến lao động cần tuần thủ một số quy định đặc thù hơn. Bạn đọc có thắc mắc về bồi thường chấm dứt hợp đồng thể thao có thể liên hệ tư vấn pháp lý theo số: 0973.444.828 (Có zalo).

Hạn chế rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao.

Câu hỏi:

Xin chào. Chúng tôi là Câu lạc bộ thi đấu thể thao chuyên nghiệp trong bộ môn cầu lông. Hiện chúng tôi ký hợp đồng với rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp. Trong trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao đồng trước thời hạn thì làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro chúng tôi có thể gặp phải? Mong Trung tâm pháp luật thể thao giải đáp câu hỏi này cho chúng tôi.

Tư vấn của Luật sư.

Chấm dứt hợp đồng trước hạn đa số là những trường hợp bất đắc dĩ và các bên không mong muốn điều này xảy ra. Việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ đem lại nhiều hệ quả. Vậy làm thể nào để hạn chế rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao? Sau đây sẽ là tư vấn của Trung tâm pháp luật thể thao về vấn đề này.

Để hạn chế rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi soạn thảo, ký kết hợp đồng cần có sự bàn bạc, trao đổi kỹ lưỡng giữa các bên;
  • Xác định rõ căn cứ để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
  • Thực hiện chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên;
  • Tuân thủ thời hạn báo trước đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng (đặc biệt là Hợp đồng lao động);
  • Đảm bảo việc chấm dứt hợp đồng không vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khác.

Để hạn chế rủi ro khi kết kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao để được tư vấn phòng ngừa rủi ro khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tổng đài tư vấn 24/7: 0973.444.828.

Cách giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Trong trường hợp các bên có tranh chấp về chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn thì có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp sau

Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng.

Khi phát sinh mâu thuẫn, việc đầu tiên các bên cần làm là trực tiếp trao đổi với nhau. Hơn ai hết, chính các bên trong hợp đồng là người hiểu rõ nhất những bất đồng, tranh chấp cũng như nguyện vọng, mong muốn của mình. Do đó các bên nên có sự trao đổi với nhau để hiểu rõ hơn về mâu thuẫn, nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của đối phương. Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là phương án tối ưu nhất do sự tiết kiệm về chi phí, thời gian. Đây là phương án cần được ưu tiên vì nó đảm bảo nhất quyền, lợi ích của các bên.

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải.

Nếu như các bên trong hợp đồng không thể tự thương lượng giải quyết vấn đề được với nhau thì có thể tìm đến hòa giải. Các bên có thể tìm đến một bên thứ ba để làm trung gian hòa giải mâu thuẫn. Các bên có thể làm trung gian hòa giải như: Hòa giải viên; Trung tâm hòa giải; Tòa án… Thủ tục hòa giải sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian hơn so với thủ tục tố tụng. Tính chất đưa vụ việc ra hòa giải sẽ không nghiêm trọng như việc đưa ra tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài. Do đó đa số các bên sẽ có thiện chí khi tham gia hòa giải và khả năng hòa giải thành cao.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài.

Tố tụng trọng tài là phương án giải quyết tranh chấp được ưu tiên sử dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương mại. Trường hợp các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại trọng tài. Tuy nhiên để sử dụng cách này, các bên cần có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng; hoặc thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài sau khi xảy ra tranh chấp. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật thừa nhận, chi tiết được quy định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010. Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có một số ưu điểm sau:

  • Tiện lợi, nhanh chóng, tính chất mềm dẻo, linh hoạt về mặt tố tụng;
  • Trọng tài viên đa dạng về nhiều lĩnh vực, nhiều kinh nghiệm;
  • Các bên được phép lựa chọn Trọng tài viên;
  • Xét xử không công khai, giúp các bên bảo mật thông tin, giữ được uy tín trên thương trường;

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và bản án hay quyết định của tòa án sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có một số ưu điểm sau:

  • Tính cưỡng chế thực hiện cao do nhân danh Nhà nước;
  • Nguyên tắc xét xử công khai, có tính răn đe cao;
  • Các bên không phải trả thù lao cho Tòa án, chi phí hành chính thấp.

Một số hạn chế khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án như:

  • Thủ tục tố tụng không linh hoạt;
  • Quá trình xét xử kéo dài;
  • Rủi ro bị lộ tình hình kình doanh, bí mật kinh doanh;
  • Thẩm phán không có kiến thức chuyên môn sâu trong một số lĩnh vực cụ thể.

Mỗi phương án giải quyết tranh chấp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Các bên tranh chấp căn cứ vào nội dung tranh chấp, khả năng, mong muốn, nguyện vọng của từng bên để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp sao cho hợp lý.

Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828

Bài biết tham khảo: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao.

Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp thể thao.

Từ kinh nghiệm thực tiễn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong các tranh chấp thể thao. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp thể thao như:

  • Tư vấn soạn đơn khởi kiện;
  • Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
  • Luật sư tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Hiện nay, Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thể thao. Nếu bạn cần tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
  • Email: sportslawcenter.vn@gmail.com
  • Điện thoại: 0973.444.828
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Website: sportslawyer.vn

Trân trọng!

CN

5/5 - (1 bình chọn)

8 những suy nghĩ trên “CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THỂ THAO TRƯỚC THỜI HẠN

  1. Pingback: LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO ĐIỆN TỬ

  2. Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ

  3. Pingback: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  4. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP

  5. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ TRỌNG TÀI BÓNG ĐÁ MỚI NHẤT

  6. Pingback: LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  7. Pingback: CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CẦU THỦ VÀ CÂU LẠC BỘ

  8. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG TÀI TRỢ THỂ THAO - Trung tâm pháp luật thể thao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *