Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống của cầu thủ, huấn luyện viên. Thông thường, trong trường hợp bị nợ lương, phí lót tay, các cầu thủ thường đình công, “kêu cứu”, hoặc tố cáo, khởi kiện đến VFF. Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp đều mang lại hiệu quả. Bài viết dưới đây, Trung tâm pháp luật thể thao sẽ hướng dẫn các lưu ý, cách giải quyết khi cầu thủ bị nợ lương, phí lót tay.
MỤC LỤC
Tiền phí lót tay là một khoản phí đi kèm với hợp đồng lao động của cầu thủ. Tiền phí lót tay hiểu đơn giản là khoản tiền nhằm giữ chân cầu thủ thi đấu cho một câu lạc bộ trong khoảng thời gian nhất định.
Khi cầu thủ được chuyển nhượng từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác, hoặc khi gia hạn hợp đồng lao động, các cầu thủ không được nhận một khoản tiền lợi từ hợp đồng chuyển nhượng hoặc gia hạn hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của cầu thủ, tiền phí lót tay sẽ được chi trả cho cầu thủ.
Tiền phí lót tay không phải là tiền lương. DKhi ký kết hợp đồng lao động hoặc chuyển nhượng cầu thủ, các bên thường hợp thức hóa khoản tiền này dưới dạng văn bản cam kết “Chi phí hỗ trợ” hoặc có thể đề cập trong Hợp đồng lao động. Đối với bóng đá thế giới, tiền lót tay chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thu nhập của cầu thủ. Ngược lại, ở Việt Nam, khoản tiền phí lót tay này thường lớn hơn rất nhiều so với tiền lương.
Hợp đồng giữa Cầu thủ, Huấn luyện viên và Câu lạc bộ được xây dựng và ký kết theo quy định của Bộ luật Lao động, Điều lệ của liên đoàn bóng đá. Việc chi trả tiền lương cho cầu thủ, huấn luyện viên phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn theo thỏa thuận cho người lao động
Câu lạc bộ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của cầu thủ, vận động viên.
Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà Câu lạc bộ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, câu lạc bộ phải trả lương đúng, đầy đủ cho cầu thủ theo thỏa thuận. Câu lạc bộ không được chậm trả lương quá 30 ngày. Trong trường hợp chậm thanh toán tiền lương, câu lạc bộ phải trả thêm cho cầu thủ một khoản tiền tính theo lãi suất của số tiền lương chậm trả.
Việc trả tiền phí lót tay được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Phí lót tay có thể được thực hiện một lần hoặc chia thành nhiều đợt. Khi ký kết hợp đồng hoặc văn bản cam kết, câu lạc bộ có trách nhiệm trả đúng, đầy đủ tiền phí lót tay cho cầu thủ.
Câu lạc bộ có thể nợ lương cầu thủ nhưng không được quá 30 ngày. Trường hợp câu lạc bộ nợ lương của cầu thủ, huấn luyện viên quá thời hạn này thì có thể bị xử phạt. Tùy vào số lượng cầu thủ, huấn luyện viên bị nợ lương mà mức xử phạt sẽ khác nhau.
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, câu lạc bộ chậm trả tiền lương thì có thể bị xử phạt như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định xử phạt khi nợ tiền thưởng hoặc các phụ cấp khác. Khi câu lạc bộ nợ phí lót tay thì không bị phạt theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, cầu thủ, huấn luyện viên có thể yêu cầu câu lạc bộ trả tiền phí lót tay đúng hạn và chịu phạt do chậm trả theo quy định chung.
Mặc dù hợp đồng lao động, các văn bản thỏa thuận giữa cầu thủ, huấn luyện viên được ký kết theo quy định của Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự. Tranh chấp về thanh toán tiền lương, phí lót tay là tranh chấp về lao động. Cầu thủ có thể lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật hoặc theo Điều lệ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Cầu thủ, huấn luyện viên trong câu lạc bộ là những người lao động theo hợp đồng lao động. Khi bị nợ tiền lương, cầu thủ hoặc huấn luyện viên có quyền yêu cầu câu lạc bộ thanh toán tiền lương đúng hạn. Việc yêu cầu có thể thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản.
Thực tế, khi bị nợ lương các cầu thủ thường ngại khi yêu cầu câu lạc bộ thực hiện nghĩa vụ. Nguyên nhân bởi vị trí, vai trò của cầu thủ, người lao động so với câu lạc bộ thường yếu thế hơn. Hơn nữa các cầu thủ cũng không muốn làm “mất lòng” đối với câu lạc bộ.
Tuy nhiên, trường hợp bị nợ lương kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và gia đình cầu thủ. Vậy làm sao để soạn được một văn bản yêu cầu thanh toán lương chặt chẽ, hợp lý nhưng cũng đảm bảo được sự mềm mỏng cần thiết? Hãy liên hệ Luật sư thể thao – Hotline: 0973.444.828 để được hỗ trợ.
Hòa giải là phương án giải quyết tranh chấp giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Đồng thời, giải quyết bằng hòa giải cũng giúp mối quan hệ của các bên được bảo vệ, hài hòa nhất. Tuy nhiên, hòa giải chỉ được thực hiện khi các bên có thiện chí giải quyết tranh chấp.
Cầu thủ, huấn luyện viên có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện để tham gia hòa giải. Trường hợp hòa giải thành, các bên thực hiện theo nội dung thỏa thuận. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, hòa giải về việc thanh toán lương, phí lót tay, hoặc hòa giải thành nhưng câu lạc bộ không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì cầu thủ có thể lựa chọn các phương án khác để giải quyết tranh chấp.
Thực tế trong các trường hợp bị nợ lương, không ít cầu thủ lựa chọn phương án đình công. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp cầu thủ đều được đình công. Việc đình công không có tổ chức, không đúng quy định có thể gây thiệt hại cho chính cầu thủ.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, tại Điều 199 quy định các trường hợp được đình công gồm:
Điều 199. Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Khi phương án hòa giải, thỏa thuận, đàm phán không đạt được hiệu quả, cầu thủ có thể khởi kiện hoặc khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp nợ lương, phí lót tay. Việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Trọng tài thể thao hoặc tại Tòa án.
Mời bạn tham khảo: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI VFF
Trung tâm pháp luật thể thao – Luật Hùng Bách là đơn vị luật sư uy tín, chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trong lĩnh vực thể thao, Luật sư thể thao của Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn các công việc như sau:
Tham khảo dịch vụ luật sư thể thao tại bài viết: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO
Quý Khách hàng cần được luật sư tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao – Luật Hùng Bách tại văn phòng Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, … hoặc liên hệ thông qua các kênh trực tuyến sau:
Trân trọng!
Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…
Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…
Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…
Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…
Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…
Đại diện Cầu thủ, vận động viên không phải là khái niệm mới trong lĩnh…