THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO


Quy định pháp luật hiện nay đã ghi nhận rất rõ ràng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Các quy định này khi được áp dụng vào lĩnh vực thể thao sẽ có khác biệt nhất định. Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thể thao thuộc về cơ quan nào? Khi xảy ra tranh chấp các bên cần gửi yêu cầu tới đâu? Việc giải quyết tranh chấp trong thể thao có điều gì đặc biệt?… Tất cả các vướng mắc này sẽ được Trung tâm pháp luật thể thao giải đáp qua bài viết sau. Bạn đọc đang có vướng mắc về pháp luật thể thao/cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao có thể liên hệ Luật sư theo số: 0973.444.828 (có zalo).

Các dạng tranh chấp thể thao thường gặp.

Việc xác định tranh chấp thuộc loại nào sẽ ảnh hướng tới thẩm quyền giải quyết. Trong lĩnh vực thế thao có thể kể đến một số dạng như sau:

Tranh chấp giữa vận động viên và câu lạc bộ/đội tuyển.

Các tranh chấp này chủ yếu là tranh chấp lao động. Hiểu một cách đơn giản thì vận động viên tham gia thi đấu cho câu lạc/đội tuyển dựa trên một hợp đồng. Theo đó, câu lạc bộ/đội tuyển tạo ra, quản lý môi trường cho vận động viên hoạt động, thu lợi nhuận và chi trả các khoản phí. Vận động viên thi đấu, đem lại thành tích cũng như các giá trị kinh tế và được hưởng chế độ theo thỏa thuận. Vì vậy, tranh chấp này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về quyền lợi hay chế độ, nghĩa vụ của các bên trong quá trình hoạt động. Nhiều trường hợp nó còn liên quan tới những bất đồng trong quá trình chấm dứt hợp đồng. Cụ thể:

  • Tranh chấp về tiền lương, phụ cấp;
  • Tranh chấp về kí kết hợp đồng: Gia hạn, chấm dứt hợp đồng lao động,…;
  • Tranh chấp về chế độ tập luyện;
  • Tranh chấp về đào tạo;

Tranh chấp bồi thường thiệt hại trong thể thao.

Thiệt hại trong thể thao xảy ra chủ yếu ở các bộ môn có tính đối kháng, tranh chấp cao. Các thiệt hại có thể là về sức khỏe, tài chính thậm chí là tính mạng. Theo quy định của bộ luật dân sự, bên gây ra thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại khi bên còn lại có yêu cầu. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thể thao. Khi mà các bên thường không có yêu cầu giải quyết hoặc được xử lý theo quy tắc của cơ quan quản lý trong từng lĩnh vực. Cụ thể, việc bồi thường trong thể thao hiện nay được thực hiện chủ yếu bởi:

  • Người gây thiệt hại (nhưng hầu hết chưa phải bồi thường toàn bộ thiệt hại);
  • Các câu lạc bộ, đơn vị chủ quản;
  • Đơn vị bảo hiểm;

Thực tế, các thiệt hại xảy ra cho một cầu thủ, vận động viên là rất lớn. Và bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu nếu các bên không nhất trí được mức bồi thường. Khi đó, vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định về Bồi thường chấn thương thể thao.

Tranh chấp hợp đồng thể thao.

Bên cạnh hợp đồng lao động còn rất nhiều dạng tranh chấp hợp đồng khác có thể xảy ra trong thể thao. Có thể kể tới như:

  • Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vận động viên, hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ;
  • Tranh chấp hợp đồng quảng cáo;
  • Tranh chấp hợp đồng tài trợ thể thao;
  • Tranh chấp hợp đồng thuê trọng tài, thuê sân tập;

Có thể thấy, tranh chấp thể thao tương đối đa dạng. Điều này kéo theo thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao có sự phức tạp nhất định. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng tôi xin chia sẻ cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể dục thể thao trong phần tiếp theo. Hoặc bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư thể thao theo số 0973.444.828 (có zalo) để được tư vấn.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao
Liên hệ Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828 (có zalo)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao trong nước.

Câu hỏi:

Kính chào Luật sư thể thao. Tôi là Hoàng Tiến M, hiện đang sinh sống tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tôi có chơi bộ môn bóng rổ và muốn tìm hiểu sâu hơn về quy định pháp luật. Tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi nếu xảy ra tranh chấp trong thể thao thì sẽ được giải quyết tại đâu. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn của Luật sư.

Chào anh M. Đối với câu hỏi của anh chúng tôi xin giải đáp như sau.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thể thao.

Các vụ việc tranh chấp quan hệ lao động trong lĩnh vực thể thao cũng được giải quyết theo quy định pháp luật về lao động thông thường. Điều 187 Bộ luật lao động năm 2019 quy định các cơ quan này gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định Luật Trọng tài thương mại. Phương thức này được áp dụng khi có một trong các điều kiện:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Đây là cơ chế giải quyết tranh chấp có phần đặc thù và phải đáp ứng được một số điều kiện như trên. Nếu các bên không đáp ứng điều kiện thì hoàn toàn có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp thể thao tại cơ quan khác là Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao của Tòa án nhân dân.

Như chúng tôi đã phân tích, trường hợp các bên không có thỏa thuận trọng tài hợp pháp hoặc không đủ điều kiện giải quyết tranh chấp chấp bằng thủ tục này có thể lựa chọn Tòa án. Theo đó, hầu hết các tranh chấp về thể thao đều có thể được giải quyết tại Tòa án.

Ưu điểm của thủ tục tại Tòa án.

  • Thủ tục tố tụng chặt chẽ.
  • Mức án phí giải quyết hợp lý.
  • Phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế buộc các bên phải thực hiện.

Bên cạnh những cơ quan nêu trên còn có một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác đối với từng bộ môn, đối với một số tranh chấp. Có thể kể tới như: Giải quyết tranh chấp tại VFF, Nhà phát hành game garena,.. Bạn đọc có thể tham khảo cụ thể nội dung trong phần tiếp theo của bài viết. Mọi vấn đề vướng mắc về tranh chấp thể theo được Luật sư tiếp nhận và hỗ trợ theo số: 0973.444.828 (có zalo).

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao quốc tế.

Hiện nay, có hai cơ chế điển hình để giải quyết tranh chấp thể thao quốc tế là:

  • Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS): Là một cơ quan quốc tế được thành lập vào năm 1984 để giải quyết các tranh chấp liên quan đến thể thao thông qua trọng tài. CAS có một danh sách trọng tài dựa trên quốc tịch. Những người thực hiện giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại CAS là chuyên gia trong lĩnh vực thể thao; hoặc chuyên gia trong thương mại và đầu tư (tùy từng trường hợp).
  • Hội đồng Trọng tài Thể thao Quốc tế (ICAS): Là cơ quan tối cao của CAS, có nhiệm vụ chính là bảo vệ tính độc lập của CAS và quyền của các bên.

Ngoài ra, đối với một số bộ môn phổ biến và phát triển mạnh như bóng đá sẽ có các cơ quan có thẩm quyền giải quyết riêng như: Liên đoàn bóng đá thể giới (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC),..

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong bóng đá.

Giải quyết tranh chấp tại fifa.

Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DRC) là một trong ba cơ quan trực thuộc Hội đồng Bóng đá FIFA. Đây cũng là nơi chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện trên cơ sở đại diện bình đẳng. Theo Điều 24.1 và 22 của Quy chế về Địa vị pháp lý và Chuyển nhượng Cầu thủ của FIFA (FSTP), DRC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có tính chất quốc tế liên quan đến quan hệ lao động giữa một cầu thủ và một câu lạc bộ.

Tuy nhiên, có một vấn đề khi giải quyết tranh chấp tại FIFA là cơ quan này không thừa nhận việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ được quy định cụ thể bởi FIFA. Ở chiều hướng ngược lại, pháp luật quốc gia không có hạn chế, xung đột về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao. Chính vì vậy, khi gặp phải các tranh cãi, tranh chấp thể thao các bên vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

Giải quyết tranh chấp tại vff.

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF được quy định tại Điều 10 Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của VFF. Theo đó, trước tiên người có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải nộp hồ sơ tại VFF. Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp và tất cả các văn bản có liên quan đến vụ việc. Sau khi nhận hồ sơ cơ quan giải quyết tranh chấp (viết tắt là “cơ quan”) sẽ ra thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ. Tiếp đó, cơ quan giải quyết tranh chấp thảo luận kín và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định giải quyết tranh chấp;
  • Quyết định công nhận sự hoà giải giữa các bên tham gia tranh chấp;
  • Quyết định tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp;
  • Quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp;

Cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:

  • Có căn cứ cản trở việc giải quyết tranh chấp
  • Không còn lý do giải quyết tranh chấp

Khó khăn khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao.

Như chúng tôi đã phần tích ở trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao rất đa dạng (nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện); rất phức tạp (một vụ việc có thể do nhiều có quan giải quyết; có vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền của một cơ quan; hoặc phải giải quyết theo trình tự tại các cơ quan khác nhau). Vì vậy, khi thực hiện các bên thường gặp phải những vấn đề như:

  • Không biết xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Xác định đúng thẩm quyền giải quyết nhưng chưa phải phương án tối ưu nhất;
  • Xác định sai thẩm quyền dẫn tới hồ sơ không được tiếp nhận, bị chuyển nhiều lần gây mất thời gian;
  • Chuẩn bị hồ sơ sai, thiếu do xác định không đúng thẩm quyền giải quyết;

Bạn đọc đang gặp phải những vẫn đề tương tự hãy liên hệ ngay Luật sư tư vấn thể thao để được giải đáp chính xác nhất. Luật sư thể thao hỗ trợ 24/7 qua số điện thoại: 0973.444.828 (có zalo).

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao.

Bạn đang gặp phải tranh chấp trong lĩnh vực thể thao mà chưa biết cách giải quyết? bạn đang cần tìm Luật sư chuyên về thể thao để tư vấn, hỗ trợ pháp lý?… Nếu đang gặp phải các vướng mắc tương tự hay liên hệ ngay Luật sư thể thao qua Hotline: 0973.444.828 để được hỗ trợ:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ tranh chấp;
  • Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại tổ chức trọng tài, Tòa án, cơ quan quản lý thể thao và các bên liên quan;
  • Luật sư đại diện đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp thể thao;
  • Giải quyết tranh chấp lao động thể thao: xử lý kỷ luật; chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp;
  • Tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp bồi thường chấn thương thể thao;

Bên cạnh các công việc trên, Luật sư thể thao còn hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính, giấy phép kinh doanh hoạt động thể thao; đánh giá, soạn thảo hợp đồng,… và xử lý các vấn đề phát sinh khác liên quan tới lĩnh vực thể thao. Bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp theo các cách thức dưới đây.

Liên hệ Luật sư thể thao – Trung tâm pháp luật thể thao.

Trung tâm pháp luật thể thao hiện có văn phòng chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn có các văn phòng làm việc tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, … Bạn có thể liên hệ luật sư thể thao qua các phương thức sau để được tư vấn, hỗ trợ trong ừng trường hợp cụ thể.

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng,
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101;
  • Email: sportslawcenter.vn@gmail.com
  • Điện thoại: 0973.444.828
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Website: sportslawyer.vn

Trên đây là bài viết của Trung tâm pháp luật thể thao về dịch vụ “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này hoặc có nhu cầu Luật sư thể thao hỗ trợ bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Trân trọng!

TA.

5/5 - (1 bình chọn)

4 những suy nghĩ trên “THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  1. Pingback: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI VFF MỚI NHẤT

  2. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP

  3. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN VẬN ĐỘNG VIÊN MỚI NHẤT

  4. Pingback: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CẦU THỦ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *