Hiện nay, bóng đá không chỉ là trò chơi giải trí mà đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ. Lợi nhuận đem lại là vô cùng lớn cho những các cầu thủ, câu lạc bộ. Bóng đá Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển một cách vượt bậc. Nhiều vấn đề mới được phát sinh như các tranh chấp giữa cầu thủ và câu lạc bộ chủ quản; Tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ. Để nắm rõ hơn quy định pháp luật về lĩnh vực này, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Trung tâm pháp luật thể thao hoặc liên hệ tới hotline: 0973.444.828 để được Luật sư tư vấn cụ thể.
MỤC LỤC
Một số trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ.
Trước hết cần xác định quan hệ pháp luật giữa cầu thủ và câu lạc bộ thực chất là quan hệ lao động. Hợp đồng mà cầu thủ ký với câu lạc bộ trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ là hợp đồng lao động.
Điều 21 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp của Tổng cục thể dục thể thao cũng có quy định:
Hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp là hợp đồng lao động ký giữa câu lạc bộ và cầu thủ chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của FIFA, AFC và Quy chế này. Cầu thủ dưới 18 tuổi không được ký hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp có thời hạn quá 03 (ba) năm. Trường hợp ký kết hợp đồng giữa câu lạc bộ và cầu thủ là người nước ngoài thì ngoài các quy định trên còn phải tuân thủ Quy chế về địa vị pháp lý và chuyển nhượng cầu thủ của FIFA.
Như vậy, bên cạnh Bộ Luật lao động 2019, quan hệ này còn chịu sự điều chỉnh của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp (Sửa đổi bổ sung 2023).
Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Một số dạng tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ phổ biến.
- Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng thể dục thể thao trước hạn;
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng lao động cầu thủ: Tiền lương; trợ cấp,…;
- Tranh chấp kỷ luật cầu thủ;
- Tranh chấp chuyển nhượng cầu thủ;
- Tranh chấp bồi hoàn phí đào tạo cầu thủ;
- …
Tranh chấp trong lĩnh vực thể thao, đặc biệt là lĩnh vực bóng đá ngày càng phức tạp. Lý do một phần xuất phát từ sự phát triển của ngành này. Vì vậy, các dạng tranh chấp nêu trên chỉ thể hiện phần nào thực tế xảy ra. Trường hợp gặp phải các loại tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ khác các bạn có thể liên hệ tư vấn với Luật sư thể thao theo số: 0973.444.828 (Có zalo).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ.
Như đã phân tích, quan hệ giữ cầu thủ và Câu lạc bộ cũng là tranh chấp lao động. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng lao động thuộc về các cơ quan theo quy định tại điều 187 Luật lao động 2019. Bao gồm:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Bên cạnh đó, đặc thù trong lĩnh vực này cho phép việc giải quyết tranh chấp có sự khác biệt hơn so với quan hệ lao động thông thường. Cụ thể là có thêm một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về chuyển nhượng, tư cách cầu thủ và tranh chấp hợp đồng lao động giữa các thành viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thuộc về Phòng pháp lý và Tư cách cầu thủ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Tuỳ từng vụ việc, Phòng Pháp lý và Tư cách cầu thủ thành lập một Ban Giải quyết tranh chấp gồm 3 thành viên hoặc do một cán bộ duy nhất của Phòng để giải quyết (gọi chung là cơ quan giải quyết tranh chấp).
Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ tại đâu?
Điều 70 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sửa đổi bổ sung 2023 quy định: Liên đoàn bóng đá Việt Nam tiếp nhận và chuyển bộ phận có chức năng giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng; tư cách cầu thủ; tranh chấp hợp đồng lao động giữa cầu thủ, huấn luyện viên và câu lạc bộ thành viên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam; tranh chấp giữa cầu thủ, câu lạc bộ thành viên và Đại diện cầu thủ.
Địa điểm giải quyết vụ việc được tiến hành tại Trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Kết quả của quá trình này là Quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định này có giá trị như sau:
- Quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết tranh chấp có hiệu lực từ ngày thông báo. Các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này.
- Các bên có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp đến Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Vậy, bên cạnh cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thông thường, tranh chấp Hợp đồng lao động cầu thủ còn có thể giải quyết tại cơ chế riêng của liên đoàn bóng đá Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về thủ tục giải quyết loại tranh chấp này các bạn có thể tham khảo phần tiếp theo hoặc liên hệ trực tiếp Luật sư thể thao theo số: 0973.444.828 (Có zalo).
Thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng lao động cầu thủ tại VFF.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn và hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp.
Bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn về Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp được làm bằng tiếng Việt và có những nội dung cơ bản như:
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia tranh chấp;
- Trình bày nội dung vụ việc;
- Trình bày yêu cầu cụ thể và căn cứ để đưa ra yêu cầu;
- Chữ ký của người làm đơn hoặc của người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức nếu bên nộp đơn là tổ chức.
Tài liệu kèm theo đơn: bao gồm tất cả các văn bản có liên quan đến vụ việc để chứng minh cho nội dung vụ việc, yêu cầu của bên gửi đơn hoặc giúp cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, chính xác.
Bước 2: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ thông báo với bên gửi đơn về tính hợp lệ của hồ sơ:
- Đối với hồ sơ không đảm bảo yêu cầu, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ dành cho bên gửi hồ sơ một khoảng thời gian tối đa 5 ngày để bổ sung hoặc hoàn tất hồ sơ hợp lệ. Nếu hết thời hạn đặt ra, hồ sơ vẫn không được hoàn tất hợp lệ sẽ không được xem xét giải quyết.
- Hồ sơ đảm bảo yêu cầu sẽ được cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét giải quyết.
Bước 3: Tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ.
Cơ quan giải quyết tranh chấp giải quyết vụ việc dựa vào hồ sơ vụ việc do các bên cung cấp. Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của vụ việc cơ quan giải quyết tranh chấp có thể triệu tập các bên tham gia buổi giải quyết trực tiếp do cơ quan tổ chức. Nếu theo yêu cầu vụ việc các bên được triệu tập đến một buổi giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp có trách nhiệm cử cán bộ ghi biên bản buổi giải quyết. Lời khai, bằng chứng do các bên, người làm chứng và chuyên gia cung cấp phải được chính những người này ký tên xác nhận.
Cơ quan giải quyết tranh chấp có quyền hỏi trực tiếp những người có liên quan đến vụ việc tranh chấp. Yêu cầu họ cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan đến vụ việc mà cơ quan giải quyết. Đối với vụ việc phức tạp, cơ quan có thể phân công thành viên điều tra, thu thập chứng cứ. Có thể kiến nghị Lãnh đạo Liên đoàn cử các bộ phận có liên quan đến phối hợp.
Việc hòa giải giữa các bên tham gia tranh chấp được khuyến khích ở bất kỳ giai đoạn nào.
Bước 4: Thảo luận và ra quyết định.
Cơ quan giải quyết tranh chấp tổ chức thảo luận kín. Trường hợp có buổi trình bày, việc thảo luận sẽ diễn ra khi đương sự trình bày xong. Quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thông qua dưới hình thức biểu quyết theo đa số, mỗi thành viên tham gia giải quyết có 1 phiếu.
Cơ quan giải quyết tranh chấp phải ra một trong các quyết định sau đây trong vòng 60 ngày. Trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể được kéo dài đến 90 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ do bên nộp đơn gửi đến.
- Quyết định giải quyết tranh chấp;
- Quyết định công nhận sự hòa giải giữa các bên tham gia tranh chấp;
- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tranh chấp.
Liên hệ Luật sư tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828 (Có zalo).
Cách tính thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động bóng đá.
Thời hạn được tính đến 24h00 của ngày cuối cùng trong thời hạn đặt ra.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn sẽ kết thúc vào ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ.
Nếu một bên hoặc đại diện không thể tuân thủ quy định về thời hạn mà không do lỗi của bên đó, thời hạn có thể được ấn định lại dựa trên đề nghị có căn cứ của bên đó, và chỉ trong trường hợp yêu cầu được nộp lên trong vòng 3 ngày từ khi có sự việc cản trở việc đảm bảo thời hiệu.
Thời hạn để nộp khiếu nại được tính từ khi đương sự nhận được thông báo có xác nhận bằng báo cáo fax đi thành công (nếu gửi bằng fax) hoặc dấu báo phát của bưu điện (nếu gửi bằng thư bảo đảm trong trường hợp không thể thông báo ngay bằng fax).
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ tại Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Trước khi khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải. Việc hòa giải do hòa giải viên lao động thực hiện. Đối với các vụ việc không cần hòa giải hoặc đã hòa giải nhưng không thành được giải quyết tại Tòa án như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.
Người có yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện.
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra và ra thông báo lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn hòa giải viên trong thời gian 02 ngày làm việc. Thủ tục này không bắt buộc nên bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia hoặc từ chối. Nếu từ chối tham gia thì thủ tục tố tụng được tiếp tục như sau.
Kết quả giải quyết:
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Thời hạn 03 ngày từ ngày nhận được đơn.
Trong 05 ngày làm việc từ ngày được phân công. Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Tòa án thông báo việc đã thụ lý vụ án cho các bên tranh chấp, tổ chức có liên quan. Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án.
Thời gian chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày Tòa thụ lý. Vụ án có tính phức tạp, do sự kiện bất khả kháng có thể gia hạn chuẩn bị xét xử. Thời gian gia hạn tối đa không quá 01 tháng.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án.
Trong 01 tháng từ ngày có quyết định xét xử, Tòa mở phiên tòa sơ thẩm. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài đến 02 tháng.
Bước 6: Giao, gửi bản án cho các bên.
Trong 10 ngày từ ngày Tòa tuyên án, bản án sẽ được giao cho các đương sự có liên quan.
Thông thường, bản án có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án mà không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ. Bạn đọc có vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục, cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp theo số: 0973.444.828 (có zalo).
Dịch vụ đại diện giải quyết tranh chấp thể thao.
Từ kinh nghiệm thực tiễn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong các tranh chấp thể thao. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp thể thao như:
- Tư vấn soạn đơn khởi kiện;
- Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
- Luật sư đại diện cầu thủ, vận động viên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quá tố tụng tại Tòa án.
Hiện nay, Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thể thao. Nếu bạn cần tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
- Email: sportslawcenter.vn@gmail.com
- Điện thoại: 0973.444.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: sportslawyer.vn
Trân trọng!
PQ
Pingback: LUẬT SƯ ĐẠI DIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO
Pingback: QUY ĐỊNH CỦA VFF VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP
Pingback: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI VFF MỚI NHẤT