BỒI THƯỜNG CHẤN THƯƠNG THỂ THAO


Vận động viên có thể gặp chấn thương do luyện tập, do thi đấu hoặc do hành vi bạo lực thể thao/phi thể thao. Khi gặp chấn thương thể thao, vận động viên phải chịu những tổn hại nhất định về sức khỏe thể chất, tinh thần và cả thu nhập. Vậy những thiệt hại này có được bồi thường không? Trường hợp nào phải bồi thường chấn thương thể thao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm pháp luật Thể thao hoặc liên hệ Luật sư theo số Điện thoại 0973.444.828 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Bồi thường chấn thương thể thao là gì?

Chấn thương là gì?

Chấn thương trong thể thao là tình trạng tổn thương ở một hoặc nhiều bộ phận cơ thể của một người. Chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương có thể do chính mình hoặc người khác tác động. 

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là một chế định được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015). Đây là hình thức trách nhiệm dân sự buộc bên gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả cho bên bị thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi của bên có hành vi và gây ra hậu quả trên thực tế. Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 

Bồi thường chấn thương thể thao là việc một bên có lỗi gây ra thiệt hại cho bên khác và phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. 

bồi thường chấn thương thể thao
Trung tâm pháp luật thể thao – Luật Hùng Bách – 0973.444.828

Khi nào cần bồi thường chấn thương thể thao?

Câu hỏi: “Tôi tên V, hiện tại đang là nữ vận động viên của Liên đoàn Vovinam Việt nam. Tôi có tham gia giải vô địch trẻ quốc gia trong hạng mục đối kháng. Tuy nhiên, tôi đã bị đối thủ của mình sử dụng động tác cấm đánh gãy tay. Tôi có thể khởi kiện yêu cầu đối thủ phải bồi thường chấn thương cho mình không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi”.

Trả lời: Luật sư thể thao giải đáp câu hỏi “Khi nào cần bồi thường chấn thương thể thao” như sau: 

Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Việc bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng. Trong hoạt động thi đấu thể thao gây thiệt hại cần phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 

Theo Điều 584 BLDS 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có các yếu tố: 

  • Có hành vi vi phạm pháp luật.
  • Đã có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
  • Giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau.
  • Thiệt hại xảy ra không hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. 

Người gây thiệt hại có thể không phải chịu bồi thường trong trường hợp: 

  • Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của bên bị thiệt hại. 

Chơi thể thao thô bạo có phải bồi thường không? 

Căn cứ Điều 10 Luật Thể dục thể thao năm 2006, bạo lực trong thể thao là hành vi cấm.

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định về hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao là:

  • Cố ý gây chấn thương; chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao;
  • Đe dọa, xúc phạm các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thể thao.

Việc chơi thể thao thô bạo, có hành vi phi thể thao là hành vi vi phạm pháp luật. Khi việc chơi thể thao thô bạo do lỗi của người có hành vi, gây ra hậu quả thì người có hành vi phi thể thao phải bồi thường các thiệt hại xảy ra.

Để yêu cầu bồi thường thiệt hại, bạn cần phải chứng minh các vấn đề sau:

  • Có hành vi bạo lực trong thể thao;
  • Các thiệt hại cụ thể do hành vi bạo lực thể thao gây nên.
  • Giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Bên cạnh việc bồi thường, người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thể thao còn có thể bị xử phạt hành chính. Các bạn có thể liên hệ Luật sư thể thao nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ THỂ THAO – 0973.444.828 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Ai phải bồi thường thiệt hại do chấn thương thể thao?

Hoạt động thể thao có sự tham gia của rất nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Trong đó bao gồm cả người chưa thành niên và người đã thành niên. Vậy người chưa thành niên có phải bồi thường thiệt hại khi gây ra chấn thương thể thao không? Ai có trách nhiệm bồi thường thể thao. 

Điều 586 BLDS 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

  • Người trên 18 tuổi phải tự bồi thường;
  • Người chưa đủ 15 tuổi thì bố, mẹ của họ phải bồi thường;
  • Người trên 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha, mẹ của họ phải bồi thường phần còn thiếu. 

Các thiệt hại được bồi thường khi bị chấn thương thể thao

Chấn thương thể thao có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế; sức khỏe, tinh thần; thậm chí ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp của người bị chấn thương. Theo quy định của pháp luật, việc bồi thường thiệt hại bao gồm hai nhóm là các thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Các thiệt hại về vật chất được bồi thường trong trấn thương thể thao gồm:

  • Chi phí hợp lý khi cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại, điều trị;
  • Thiệt hại khác theo quy định của pháp luật. 

Thiệt hại về tinh thần được bồi thường khi gặp chấn thương thể thao như sau:

  • Khoản bồi thường về tinh thần do các bên tự thỏa thuận;
  • Trường hợp không thể thỏa thuận được, các bên có thể khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Mức bồi thường không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định hoặc theo quy định chuyên ngành. 

TRUNG TÂM PHÁP LUẬT THỂ THAO – LUẬT HÙNG BÁCH – 0973.444.828

Xử phạt hành vi bạo lực trong thể thao.

Câu hỏi: “Xin chào Luật sư, tôi tên T đang là vận động viên tham gia giải đấu điền kinh quốc gia. Trong quá trình tham gia giải đấu, tôi bị một vận động viên xô đẩy gây thương tích. Vậy trong trường hợp này, tôi có thể bồi thường thiệt hại không? Ngoài ra vận động viên này có bị xử phạt gì không? Xin được luật sư tư vấn”.

Trả lời:

Luật sư thể thao giải đáp về vấn đề xử phạt do hành vi bạo lực thể thao như sau: 

Hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao là hành vi bị cấm. Trường hợp hành vi bạo lực thể thao gây hậu quả, tổn thất về thể chất và tinh thần thì cần phải bồi thường theo quy định chúng tôi đã phân tích ở trên. 

Ngoài trách nhiệm dân sự, hành vi bạo lực thể thao còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả xảy ra. Cụ thể: 

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi bạo lực thể thao

Điều 09 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao như sau: 

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực bóng đá, việc xử phạt đối với hành vi bạo lực thể thao được thực hiện theo quy định của liên đoàn bóng đá.

Ví dụ về hình thức xử lý và bồi thường thiệt hại do bạo lực gây chấn thương thể thao:

Ngày 23/03/2021, cầu thủ Ngô Hoàng Dũng đã có pha vào bóng quyết liệt gây gãy xương chày và xương mác chân phải của cầu thủ Hùng Dũng tại giải đấu V-Leage 2021. Vì hành vi trên, Ngô Hoàng Dũng đã phải chịu các hình phạt gồm: 

  • Cấm thi đấu trong vòng 09 tháng;
  • Nộp phạt 40 triệu đồng vì hành vi bạo lực thể thao;
  • Các chi phí hợp lý cho việc chữa trị chấn thương do hành vi vi phạm gây ra. 

Xử lý hình sự đối với người có hành vi bạo lực thể thao

Hành vi bạo lực thể thao có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi bạo lực thể thao gây hậu quả nghiêm trọng có thể phải chị trách nhiệm theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 

Để được bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường và xử lý vi phạm tại cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên thông tin mà Luật sư nhận được. Nếu còn thắc mắc vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao 0973.444.828 để được hỗ trợ kịp thời.

Luật sư thể thao – Luật Hùng Bách

Trung tâm pháp luật thể thao có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thể thao. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và thực hiện các công việc như: 

  • Soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường; 
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm việc tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và các giấy tờ liên quan về việc bồi thường;
  • Nhận ủy quyền thu thập hồ sơ, tài liệu giải quyết bồi thường thiệt hại;
  • Nhận ủy quyền giải quyết thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan.

Liên hệ luật sư thể thao 

Trên đây là nội dung tư vấn của Trung tâm pháp luật thể thao về “Bồi thường chấn thương thể thao“. Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thể thao, vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao theo các phương thức sau: 

Trân trọng!

NT

5/5 - (6 bình chọn)

4 những suy nghĩ trên “BỒI THƯỜNG CHẤN THƯƠNG THỂ THAO

  1. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP

  2. Pingback: LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  3. Pingback: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  4. Pingback: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP - LUẬT SƯ THỂ THAO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *