Thi đấu thể thao là một công việc đem lại vinh quang, sự nổi tiếng, thu nhập cho các vận động viên. Các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp thường ký hợp đồng thể thao với các câu lạc bộ. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các bên thường có yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời han. Vậy việc chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn tiến hành như nào cho đúng luật? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là gì? Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các vấn đề trên. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao, vui lòng liên hệ Luật sư thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828
MỤC LỤC
Về cơ bản, Hợp đồng thể thao là một loại hợp đồng dân sự. Do đó Hợp đồng thể thao sẽ chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 và các luật chuyên ngành khác. Theo định nghĩa tại Điều 385 BLDS năm 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hợp đồng thể thao có thể hiểu là một hợp đồng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên liên quan đến thể thao. Các hợp đồng thể thao phổ biến như:
Nhìn chung Hợp đồng thể thao là hợp đồng liên quan đến lĩnh vực thể thao. Các bên có thể tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng miễn cho không được vi phạm điều cấm của luật.
Chấm dứt hợp đồng là việc một bên hoặc các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo quy định tại BLDS năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn là việc các bên chấm dứt thực hiện hợp đồng trước khi hoàn thành hợp đồng hoặc trước khi hợp đồng hết hiệu lực theo thỏa thuận của các bên/theo quy định của pháp luật. Chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn thường thuộc vào các trường hợp: Hợp đồng bị hủy bỏ; Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn.
Khi chấm dứt hợp đồng trước hạn thường sử dụng các phương thức sau: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc Đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mỗi một phương thức chấm dứt hợp đồng sẽ có căn cứ, cơ sở thực hiện và hậu quả pháp lý khác nhau. Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các cách chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.
Với nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận của pháp luật dân sự, các bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận mọi vấn đề miễn sao không vi phạm điều cấm của luật. Pháp luật hiện nay không quy định về việc cấm các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn. Do đó các bên có thể đưa nội dung này vào trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.
Khi hợp đồng chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Các trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn phổ biến như:
Bên cạnh việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên còn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn. Đơn phương chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc một bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng với bên còn lại. Theo quy định của BLDS năm 2015, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Khi đó, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Như vậy, hành vi tự ý chấm dứt của một bên có thể dẫn tới hệ quả bồi thường chấm dứt hợp đồng thể thao. Để làm rõ hơn vấn đề này các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn thể thao theo số: 0973.444.828 để được tư vấn. Hoặc tham khảo nội dung tiếp theo của bài viết.
Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là một trong những quyền được pháp luật dân sự ghi nhận. Việc cho phép các bên trong hợp đồng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Đồng thời cũng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ thể thực hiện việc chấm dứt hợp đồng trước hạn phải đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực.
Chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về hợp đồng trong pháp luật dân sự. Các bên trong hợp đồng thể thao phải chấm dứt hợp đồng dựa trên nguyên tắc thiện chí, trung thực. Việc chấm dứt hợp đồng không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Các bên trong hợp đồng thể thao có thể thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Miễn sao cho việc chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật.
Như đã phân tích, các bên có quyền thỏa thuận hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Khi hợp đồng bị chấm dứt thực hiện, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ; trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Theo quy định của pháp luật dân sự, các bên sẽ không phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:
Các nội dung trên được áp dụng trực tiếp cho Hợp đồng dân sự/thương mại thuần túy trong hoạt động thể thao. Đối với các tranh chấp liên quan đến lao động cần tuần thủ một số quy định đặc thù hơn. Bạn đọc có thắc mắc về bồi thường chấm dứt hợp đồng thể thao có thể liên hệ tư vấn pháp lý theo số: 0973.444.828 (Có zalo).
Câu hỏi:
Xin chào. Chúng tôi là Câu lạc bộ thi đấu thể thao chuyên nghiệp trong bộ môn cầu lông. Hiện chúng tôi ký hợp đồng với rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp. Trong trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao đồng trước thời hạn thì làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro chúng tôi có thể gặp phải? Mong Trung tâm pháp luật thể thao giải đáp câu hỏi này cho chúng tôi.
Chấm dứt hợp đồng trước hạn đa số là những trường hợp bất đắc dĩ và các bên không mong muốn điều này xảy ra. Việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ đem lại nhiều hệ quả. Vậy làm thể nào để hạn chế rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao? Sau đây sẽ là tư vấn của Trung tâm pháp luật thể thao về vấn đề này.
Để hạn chế rủi ro khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:
Để hạn chế rủi ro khi kết kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao để được tư vấn phòng ngừa rủi ro khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tổng đài tư vấn 24/7: 0973.444.828.
Trong trường hợp các bên có tranh chấp về chấm dứt hợp đồng thể thao trước thời hạn thì có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp sau
Khi phát sinh mâu thuẫn, việc đầu tiên các bên cần làm là trực tiếp trao đổi với nhau. Hơn ai hết, chính các bên trong hợp đồng là người hiểu rõ nhất những bất đồng, tranh chấp cũng như nguyện vọng, mong muốn của mình. Do đó các bên nên có sự trao đổi với nhau để hiểu rõ hơn về mâu thuẫn, nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của đối phương. Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là phương án tối ưu nhất do sự tiết kiệm về chi phí, thời gian. Đây là phương án cần được ưu tiên vì nó đảm bảo nhất quyền, lợi ích của các bên.
Nếu như các bên trong hợp đồng không thể tự thương lượng giải quyết vấn đề được với nhau thì có thể tìm đến hòa giải. Các bên có thể tìm đến một bên thứ ba để làm trung gian hòa giải mâu thuẫn. Các bên có thể làm trung gian hòa giải như: Hòa giải viên; Trung tâm hòa giải; Tòa án… Thủ tục hòa giải sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian hơn so với thủ tục tố tụng. Tính chất đưa vụ việc ra hòa giải sẽ không nghiêm trọng như việc đưa ra tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài. Do đó đa số các bên sẽ có thiện chí khi tham gia hòa giải và khả năng hòa giải thành cao.
Tố tụng trọng tài là phương án giải quyết tranh chấp được ưu tiên sử dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương mại. Trường hợp các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại trọng tài. Tuy nhiên để sử dụng cách này, các bên cần có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng; hoặc thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài sau khi xảy ra tranh chấp. Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật thừa nhận, chi tiết được quy định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010. Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có một số ưu điểm sau:
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và bản án hay quyết định của tòa án sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có một số ưu điểm sau:
Một số hạn chế khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án như:
Mỗi phương án giải quyết tranh chấp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Các bên tranh chấp căn cứ vào nội dung tranh chấp, khả năng, mong muốn, nguyện vọng của từng bên để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp sao cho hợp lý.
Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828
Bài biết tham khảo: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao.
Từ kinh nghiệm thực tiễn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong các tranh chấp thể thao. Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp thể thao như:
Trân trọng!
CN
Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…
Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…
Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…
Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…
Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…
Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…
View Comments