Giải quyết tranh chấp

CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CẦU THỦ VÀ CÂU LẠC BỘ

Các câu lạc bộ là đơn vị đóng vai trò to lớn trong việc nâng cánh sự nghiệp của các cầu thủ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp giữa hai đối tượng này lại xảy ra tranh cãi, bất đồng. Vậy, nếu xảy ra tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Hồ sơ và thủ tục như thế nào? Mức chi phí giải quyết có lớn không?… Tất cả những vấn đề liên quan sẽ được Trung tâm pháp luật thể thao chia sẻ trong bài viết này. Hoặc bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn pháp luật thể thao theo số 0973.444.828 (có zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất. 

Tranh chấp giữa cầu thủ và câu lạc bộ xảy ra khi nào?

Tranh chấp giữa cầu thủ và câu lạc bộ là tranh chấp dân sự. Vì vậy, những nguyên nhân phát sinh tranh chấp rất đa dạng và không có một cách phân loại chính thức nào. Dựa trên kinh nghiệm tư vấn pháp luật thể thao, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao Trung tâm pháp luật thể thao xin đưa ra một số nguyên nhân như sau:

Bất đồng về quyền lợi giữa cầu thủ và câu lạc bộ.

Các tranh chấp bắt nguồn từ nguyên nhân này thường diễn ra chủ yếu ở các vấn đề như:

  • Tranh chấp về tiền lương, thưởng;
  • Tranh chấp về điều kiện làm việc;
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội;
  • và.chế độ khác,…

Một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Loại tranh chấp này có nhiều điểm tương đồng, thậm chí trùng với tranh chấp về quyền lợi nêu trên. Tuy nhiên, nó thường phát sinh trực tiếp từ việc thực hiện Hợp đồng như vi phạm về thời gian, địa điểm làm việc,… và đặc biệt là thường xảy ra khi một bên có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng thể thao trước hạn.

Xảy ra phát sinh mới so với thỏa thuận ban đầu.

Tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng lao động cầu thủ, hợp đồng đào tạo đã làm rõ các quyền, nghĩa vụ liên quan. Thể nhưng lại chưa dự trù được toàn bộ các sự kiện phát sinh; Hoặc đã có nhưng một bên có thể bị thiệt hại nếu thực hiện thỏa thuận ban đầu. Và khi xảy ra những sự kiện này thì tranh chấp là điều khó tránh. Có thể kể tới một số trường hợp điển hình như:

  • Câu thủ gặp phải chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc thi đấu (và có thể là cả sự nghiệp thi đấu);
  • Một bên thứ ba có nhu cầu nhận chuyển nhượng cầu thủ;
  • Cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự;

Có thể thấy, các tranh chấp xảy ra giữa cầu thủ và câu lạc bộ tương đối đa dạng. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn tới thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao rất rộng. Nội dung này chúng tôi xin làm rõ trong phần tiếp theo của bài viết.

Liên hệ Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828 (có zalo)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ.

Như đã phân tích, tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tồn tại ở rất nhiều dạng, thẩm quyền quyền giải quyết loại tranh chấp này cũng rất đa dạng. Đối với các tranh chấp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bóng đá và tranh chấp lao động trong câu lạc bộ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định như sau: 

Giải quyết tranh chấp tại VFF

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là tổ chức quản lý và điều hành tất cả các hoạt động bóng đá ở Việt Nam. VFF hiện là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA); Liên đoàn bóng đá châu Á và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á. Trong thẩm quyền của mình, VFF là cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan tới bóng đá bao gồm cả tranh chấp giữa cầu thủ và câu lạc bộ. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Cụ thể, Điều 61 Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của VFF giữa cầu thủ và câu lạc bộ như sau:

Điều 61. Tòa Trọng tài

LĐBĐVN có thể lập Tòa Trọng tài để giải quyết tất cả các tranh chấp nội bộ giữa LĐBĐVN và các thành viên, các cầu thủ, quan chức, các đại diện cầu thủ và cơ quan tổ chức trận đấu không nằm trong phạm vi giải quyết của Ban Giải quyết khiếu nại và Ban Kỷ luật. BCH phải đưa ra các điều khoản đặc biệt quy định về cơ cấu, thủ tục và quyền hạn của Tòa Trọng tài.

Giải quyết tranh chấp tại FIFA.

Việc giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tại FIFA đươc thực hiện bởi Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DRC). Cơ quan này có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp tương tự VFF nhưng mang tính quốc tế. Ví dụ như trường hợp cầu thủ đi thi đấu cho câu lạc bộ nước ngoài; hoặc tranh chấp giữa cầu thủ nước ngoài và câu lạc bộ Việt Nam; …

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp riêng về lao động.

Các tranh chấp lao động giữa cầu thủ và câu lạc bộ chủ yếu xảy ra đối với cá nhân. Khi đó, thẩm quyền sẽ thuộc về hai cơ quan đầu tiền gồm:

Hòa giải viên lao động.

Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Hội đồng trọng tài lao động.

Khi yêu cầu trong tài lao động giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ cần lưu ý một số vấn đề:

  • Cả hai bên phải cùng đồng thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan này;
  • Không được đồng thời yêu cầu cả Trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp cầu thủ;
  • Một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao của Tòa án nhân dân.

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết toàn bộ các tranh chấp. Bao gồm cả tranh chấp về lao động, tranh chấp dân sự thuần túy. Để xác định thẩm quyền cụ thể của Tòa án cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở.
  • Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

Xung đột về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa cầu thủ và câu lạc bộ.

Hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao bao gồm cả tranh chấp cầu thủ đang có sự chồng lấn giữa các cơ quan. Đặc biệt là giữa các cơ quan theo quy định pháp luật và các cơ quan/tổ chức quản lý bóng đá. FIFA và VFF có các nội dung quy định trong điều lệ và quy chế quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến bóng đá. Theo đó, tổ chức bóng đá hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp.

Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa cầu thủ và câu lạc bộ tại Điều lệ Liên đoàn bóng đá Việt Nam như sau:

Điều 62. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

1. LĐBĐVN, các thành viên, cầu thủ, quan chức, các đại diện cầu thủ và cơ quan tổ chức trận đấu không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra tòa án trong hệ thống nhà nước trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong Điều lệ và Quy định của FIFA. Mọi tranh chấp đều phải được trình lên cơ quan phán xử của FIFA, AFC, AFF và LĐBĐVN.

Nếu gặp phải vướng mắc về vấn đề này, các bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Luật sư thể thao theo số: 0973.444.828 để được hỗ trợ.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tại VFF.

Câu hỏi:

Kính chào Luật sư thể thao. Tôi tên Phạm Trung H. Tôi có người cháu hiện đang công tác tại một đơn vị thể thao tại Hà Nội và đang có chút vấn đề. Tôi muốn hỏi nếu khởi kiện ra VFF thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có vấn đề gì cần lưu ý không? Mong Luật sư hỗ trợ giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.

Tư vấn của Luật sư.

Chào anh H. Trung tâm pháp luật thể thao xin giải đáp thắc của anh như sau:

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp là bước đầu tiên mở ra thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF. Theo đó, bên có yêu cầu khởi kiện cần chuẩn bị các giấy tờ gồm:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp;
  • Văn bản liên quan tới vụ việc;
  • Văn bản để chứng minh cho yêu cầu của bên làm đơn;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác giúp cho việc giải quyết vụ việc.

Lưu ý: Đơn yêu cầu cần được làm bằng tiếng Việt và có những nội dung cơ bản như:

  • Tên, địa chỉ của các bên tham gia tranh chấp;
  • Trình bày nội dung vụ việc, yêu cầu cụ thể và căn cứ để đưa ra yêu cầu;
  • Có chữ ký của người làm đơn hoặc của người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức nếu bên nộp đơn là tổ chức.

Bước chuẩn bị hồ sơ là vô cùng quan trọng bởi nếu thiếu sẽ dẫn tới việc kéo dài thời gian (do phải bổ sung hồ sơ) và hồ sơ không được giải quyết (nếu không bổ sung được theo yêu cầu).

Liên hệ Luật sư tư vấn, tham  gia giải quyết tranh chấp thể thao: 0973.444.828

Thủ tục giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tại VFF

Việc giải quyết tranh chấp tại VFF được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu VFF giải quyết tranh chấp

Để yêu cầu VFF giải quyết tranh chấp lao động giữa cầu thủ và câu lạc bộ, bên yêu cầu cần chuẩn bị các tài liệu sau: 

  1. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp. Đơn phải được viết bằng tiếng Việt và có đầy đủ nội dung theo quy định;
  2. Tài liệu đính kèm theo đơn: Là các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc. Ví dụ: Hợp đồng lao động; chứng cứ chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ của 1 bên; …

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ thông báo với bên gửi đơn về tính hợp lệ của hồ sơ. Khi đó, sẽ có hai khả năng xảy ra:

  • Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo: Cơ quan giải quyết tranh chấp yêu cầu bổ sung hoặc hoàn tất hồ sơ hợp lệ trong tối đa 5 ngày. Hết thời hạn, hồ sơ vẫn không được hoàn tất hợp lệ sẽ không được xem xét giải quyết.
  • Trường hợp hồ sơ đã đảm bảo: Cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét giải quyết.

Bước 3. Giai đoạn giải quyết hồ sơ.

Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ các bên cung cấp. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của vụ việc cơ quan giải quyết tranh chấp có thể triệu tập các bên tham gia buổi giải quyết trực tiếp do cơ quan tổ chức. Toàn bộ buổi làm việc sẽ được lập biên bản và có xác nhận của tất cả các bên.

Bước 4. Giai đoạn ra quyết định giải quyết tranh chấp cầu thủ.

Cơ quan giải quyết tranh chấp tổ chức thảo luận kín. Trường hợp có buổi trình bày của đương sự, việc thảo luận sẽ diễn ra khi đương sự trình bày xong. Quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thông qua dưới hình thức biểu quyết theo đa số, mỗi thành viên tham gia giải quyết có 1 phiếu.

Sau khi kết thúc giai đoạn này cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ ra một trong các quyết định:

  • Quyết định giải quyết tranh chấp.
  • Quyết định công nhận sự hoà giải giữa các bên tham gia tranh chấp.
  • Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu có căn cứ cản trở việc giải quyết tranh chấp hoặc không còn lý do giải quyết tranh chấp.

Trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tại VFF. Bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan, cần Luật sư hỗ trợ pháp lý về thể thao vui lòng liên hệ trực tiếp số: 0973.444.828 (có zalo)

Chi phí giải quyết tranh chấp cầu thủ và câu lạc bộ tại VFF

Chi phí giải quyết tranh chấp.

Chi phí giải quyết tranh chấp tại VFF được xác định dựa trên hai yếu tố:

  • Quy mô của vụ việc;
  • Mức độ thành công của các bên trong vụ việc.

Nếu một bên gây ra những chi phí không cần thiết do hành vi xử sự của bên đó, thì có thể phải trả chi phí do mình gây ra không cần căn cứ vào kết quả giải quyết vụ việc.

Chi phí giải quyết vụ việc.

Chi phí để giải quyết vụ việc là 3% của giá trị vụ việc đó, nhưng trong mọi trường hợp chi phí giải quyết vụ việc không thấp hơn 300.000 đồng.

Người nộp đơn có trách nhiệm nộp tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của LĐBĐVN số tiền 300.000 đồng ngay khi nộp đơn và trong mọi trường hợp chi phí này sẽ không được hoàn trả.

Dịch vụ đại diện giải quyết tranh chấp thể thao.

Trung tâm pháp luật thể thao là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực pháp lý về thể thao. Đối với các vụ việc tranh chấp Luật sư thể thao hỗ trợ khách hàng giải quyết các công việc như:

  • Luật sư tư vấn pháp lý về thể thao;
  • Hỗ trợ soạn đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
  • Luật sư đại diện cầu thủ, vận động viên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quá tố tụng tại Tòa án.

Hiện nay, Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thể thao. Nếu bạn cần tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

TA.

5/5 - (3 bình chọn)
Sports Law Center

View Comments

Recent Posts

Cách giải quyết khi cầu thủ bị nợ lương, phí lót tay

Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…

5 tháng ago

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BỂ BƠI

Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…

5 tháng ago

KÍCH THƯỚC BÀN BIDA TIÊU CHUẨN

Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…

1 năm ago

KINH DOANH BIDA CÓ CẦN GIẤY PHÉP KHÔNG?

Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…

1 năm ago

KINH DOANH SÂN CẦU LÔNG – ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC

Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…

1 năm ago

KÍCH THƯỚC SÂN CẦU LÔNG TIÊU CHUẨN

Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…

1 năm ago