Thể thao điện tử đang ngày một phát triển trở thành một ngành giải trí quy mô lớn. Sự phát triển nhanh chóng đó cũng kéo theo các rủi ro và phát sinh nhiều tranh chấp liên quan. Để nắm rõ hơn nội dung quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thể thao điện tử, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Trung tâm pháp luật thể thao hoặc liên hệ tới hotline 0973.444.828 để được Luật sư tư vấn cụ thể.
MỤC LỤC
Thể thao điện tử được hiểu là hình thức tổ chức cuộc thi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải trò chơi nào cũng được coi là thể thao điện tử. Để một trò chơi điện tử trở thành một môn thể thao điện tử đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu như: Trò chơi điện tử phải được bổ sung luật thi đấu, trong luật thi đấu sẽ thể hiện được tính cạnh tranh công bằng; có các yếu tố về kỹ thuật-chiến thuật. Thể thao điện tử cần phải có những hoạt động tổ chức chuyển nghiệp như các giải đấu, các sự kiện. Đồng thời cũng cần phải được công nhận bởi các tổ chức quốc tế.
Tranh chấp thể thao điện tử được hiểu là tình trạng pháp lý của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thể thao điện tử. Trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh.
Cùng với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thể thao điện tử (eSports) xuất hiện, nhanh nhạy bắt nhịp kịp thời với xu thế chung của xã hội và đã có những bước chuyển mạnh mẽ trở thành một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng. Tốc độ và quy mô phát triển quá nhanh là nguyên nhân khiến hệ thống pháp luật điều chỉnh không đủ sức bắt kịp. Từ đây một loạt các tranh chấp dần nảy sinh trong lĩnh vực này, có thể kể đến như:
Để có được một môn thể thao điện tử cần có một trò chơi điện tử. Trên góc độ pháp lý, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Trò chơi điện tử không chỉ bao gồm thuật toán tin học. Nội dung, hình ảnh và âm thanh cũng chiếm vai trò chủ đạo. Giá trị kinh tế của các yếu tố này có thể đem lại cho tác giả là rất lớn. Những tranh chấp về bản quyền luôn rất phổ biến trong thể thao điện tử.
Thể thao điện tử là một hệ sinh thái phức tạp. Để nâng tầm hệ sinh thái ấy thì vai trò của vận động viên là rất quan trọng. Vận động viên thường làm việc (Thi đấu) cho một công ty (Club/Team). Quan hệ pháp lý giữa hai chủ thể này thực chất là quan hệ lao động. Do đặc thù riêng, các chế độ đại ngộ nghề nghiệp đôi khi không thỏa đáng. Hơn nữa, quy định pháp luật mới chỉ quy chung cho quan hệ lao động thông thường. Khi áp dụng vào quan hệ lao động trong lĩnh vực thể thao; đặc biệt là thể thao điện tử sẽ phát sinh những “lỗ hổng” nhất định. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tranh chấp lao động trong thể thao điện tử ngày một phổ biến.
Thể thao điện tử nhận được sự quan tâm đặc biệt của hầu hết những người tiếp cận và sử dụng công nghệ. Giống như các môn thể thao truyền thống, các vận động viên giỏi hơn mặt bằng chung vươn mình thành những ngôi sao. Nhưng thực tế chỉ ra rằng rất nhiều trường hợp hình ảnh của họ bị sử dụng trái phép. Hoặc nhiều người thậm chí chưa để ý tới việc bị xâm phạm về quyền hình ảnh. Khi sức ảnh hưởng của các vận động viên lớn dần và giá trị hình ảnh cá nhân của họ cũng ngày một tăng thì tranh chấp xảy ra như một điều tất yếu. Có thể kể đến một vài trường hợp điển hình như: Tranh chấp tiền sử dụng hình ảnh, thông tin của vận động viên; Tranh chấp quyền sử dụng fanpage,…
Nếu đang gặp phải vướng mắc trong các loại tranh chấp trên hoặc các vấn đề pháp lý về thể thao điện tử, bạn đọc có thể liên hệ tư vấn qua Hotline 0973.444.828. Luật sư thể thao sẵn sàng hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao 24/7.
Giải quyết tranh chấp thể thao điện tử chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lý các tranh chấp giữa các bên trong lĩnh vực thể thao điện tử. Thủ tục này được thực hiện dựa trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Luật pháp quốc gia hầu như chưa có quy định trực tiếp giải quyết tranh chấp trong thể thao điện tử.
Các quy phạm pháp luật cơ bản (dân sự; lao động…) vẫn là công cụ chủ yếu cho các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực này. Ngoài ra, dưới góc độ là một môn thể thao, thể thao điện tử còn chịu sự điều chỉnh của Luật thể dục thể thao 2006, sửa đổi bổ sung năm 2018.
Khi nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, các nhà phát hành có quyền tự do trong việc quản lý hệ sinh thái thể thao điện tử (trong phạm vi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật cạnh tranh). Thông thường, nhà phát hành sẽ là đơn vị thực hiện giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra giữa những người tham gia trò chơi (Công ty, vận động viên..). Với các tranh chấp ở mức độ cao hơn, tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền.
Hiện nay, Việt Nam chưa có những quy định đặc thù cho thể thao điện tử. Đối với mỗi dạng tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao được xác định như sau:
Các tranh chấp lao động giữa tuyển thủ với Công ty quản lý. Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của Luật Lao động. Theo đó, thẩm quyền thuộc:
Các tranh chấp khác về quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản; tranh chấp về giao địch, hợp đồng; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…. Do Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng trọng tài/trung tâm trọng tài có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Trường hợp không thể tiến hành thỏa thuận một bên có thể tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
Đơn khởi kiện có thể do người có yêu cầu khởi kiện tự thực hiện. Nội dung và hình thức của đơn khởi kiện phải tuân theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Mẫu đơn khởi kiện là mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP. Đơn khởi kiện cần trình bày rõ nội dung vụ việc, yêu cầu khởi kiện để Tòa án nghiên cứu, xem xét giải quyết. Trường hợp chưa nắm chắc quy định pháp luật các bạn có thể liên hệ Luật sư soạn thảo văn bản pháp lý theo số: 0973.444.828 (Có zalo).
Giấy tờ tùy thân ở đây bao gồm của người khởi kiện và người bị kiện (nếu có). Cùng với đó là những giấy tờ chứng minh mối quan hệ với những người có liên quan trong yêu cầu khởi kiện để tòa án xem xét về quyền khởi kiện để làm căn cứ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên có thể giải quyết thông qua quá trình thương lượng. Việc này khiến các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết. Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp. Đồng thời cũng không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận này.
Ngoài ra, các bên còn có thể lựa chọn hình thức hòa giải. Một bên thứ ba đứng giữa, được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng, hòa giải một trong các bên có thể tiến hành khởi kiện để Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục tại Tòa án sẽ được tiến hành như sau:
Việc gửi đơn khởi kiện có thể thực hiện theo một trong ba cách:
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ kiểm tra và ra thông báo lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn hòa giải viên trong thời gian 02 ngày làm việc. Thủ tục này không bắt buộc nên bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia hoặc từ chối.
Trường hợp từ chối lựa chọn hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại, trong vòng 05 ngày làm việc từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định:
Trong vòng 05 ngày, nếu đơn đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn.
Quá trình này có thể kéo dài từ 2-3 tháng (chưa kể thời gian phát sinh). Trong đó, Thẩm phán phụ trách sẽ thực hiện một số công việc như: Mở phiên họp hòa giải và công khai chứng cứ; Xác minh thông tin liên quan tới vụ việc,…
Việc hòa giải giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
Thời điểm cụ thể sẽ được ghi nhận trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa. Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm; thời gian đã được thông báo.
Trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp thể thao điện tử. Mọi thắc mắc, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp được Luật sư thể thao tiếp nhận và giải quyết theo số: 0973.444.828 (Có zalo).
Với kinh nghiệm thực tiễn khi tham gia bảo vệ khách hàng trong các tranh chấp thể thao điện tử Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp thể thao như:
Hiện nay, Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thể thao điện tử trên phạm vi toàn quốc. Bạn đăng gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề nêu trên? Bạn cần tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình? Bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của Trung tâm pháp luật thể thao về vấn đề “Giải quyết tranh chấp thể thao điện tử như thế nào?”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực thể thao, cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp thể thao các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0973.444.828 để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân trọng!
PQ
Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…
Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…
Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…
Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…
Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…
Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…
View Comments