QUY ĐỊNH CỦA VFF VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP


Cầu thủ là một ngành nghề đem lại nhiều vinh quang, tiền tài, danh vọng. Cùng với sự phát triển của bóng đá thì số lượng cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp ngày càng đông. Vậy thì hợp đồng bóng đá chuyên nghiệp là gì? Những điều cần phải lưu ý khi ký kết hợp đồng? Quy định của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) về hợp đồng lao động bóng đá? Sau đây sẽ là tư vấn của Luật sư thể thao về các vấn đề trên. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao vui lòng liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Quy định về hợp đồng lao động bóng đá ghi nhận tại văn bản nào?

Bản chất của hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp.

Hợp đồng lao động bóng đá là sự cam kết thỏa thuận giữa cầu thủ với câu lạc bộ. Hợp đồng này ghi nhận cam kết, thỏa thuận của các bên liên quan đến cầu thủ như:

  • Quy định về quản lý cầu thủ;
  • Mức lương của cầu thủ;
  • Thời hạn gắn bó với câu lạc bộ;

Với các quy định trên nó có bản chất là hợp đồng lao động. Và quan hệ giữa câu lạc bộ với cầu thủ là quan hệ lao động. Câu lạc bộ là người sử dụng lao động, còn cầu thủ là người lao động.

Văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động bóng đá.

Do là hợp đồng lao động nên hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về lao động. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ lao động là:

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
  • Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con;
  • Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên;

Về bản chất quan hệ lao động là một dạng của quan hệ dân sự. Do đó có những trường hợp pháp luật về lao động không thể quy định đủ hết các nội dung trên thực tế. Khi đó nguyên tắc là sẽ áp dụng các quy định chung của pháp luật dân sự. Những quy định chung của pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp.

Hợp đồng là văn bản ghi nhận sự cam kết, thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc trong dân sự là các bên có thể tự do thỏa thuận. Tuy nhiên những nội dung trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật. Mặc dù được tự do thỏa thuận nhưng có những nội dung trong hợp đồng sẽ bắt buộc phải có. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng cần có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Bài viết tham khảo: Quy định về tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ.

hợp đồng lao động bóng đá
Liên hệ tư vấn pháp lý về Hợp đồng lao động bóng đá: 0973.444.828

Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động bóng đá.

Về hình thức hợp đồng.

Hợp đồng có thể được lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, có những trường hợp pháp luật quy định Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Nếu không đáp ứng điều này có thể dẫn đến Hợp đồng lao động bóng đã bị vô hiệu. Do đó, đây là lưu ý đầu tiên khi ký hợp đồng lao động bóng đá.

Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự. Do đó hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Bên cạnh các nội dung trên, còn có một số lưu ý trong điều khoản của hợp đồng lao động bóng đá như sau:

Về giải thích từ ngữ trong hợp đồng.

Hợp đồng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Do đó việc hiểu rõ nội dung trong hợp đồng rất quan trong đối với thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng có những từ chuyên ngành, những thuật ngữ khó hiểu thì cần có điều khoản về giải thích hợp đồng. Điều này nhằm thống nhất về hiểu nội dung hợp đồng giữa các bên.

Về đối tượng, giá và phương thức thanh toán.

Giá trị hợp đồng cũng là điều khoản quan trọng. Các bên có thể thỏa thuận về giá trị hợp đồng. Tuy nhiên cần lưu ý là giá trị hợp đồng phải được ghi bằng đồng Việt Nam để đảm bảo quy định pháp luật về ngoại hối (trừ một số trường hợp đặc biệt). Các bên lựa chọn về phương thức thanh toán sao cho phù hợp; có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc hình thức khác.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Trong hợp đồng, quyền của bên này thường tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Các bên cần làm rõ nội dung này do đây là điều khoản ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi. Khi xác định rõ quyền, nghĩa vụ thì mới có căn cứ để xem xét bên kia có thực hiện đúng hợp đồng hay không.

Về thời hạn Hợp đồng.

Thời hạn của hợp đồng là khoản thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Hiểu đơn giản nó xác định thời gian là điểm đầu và điểm cuối của Hợp đồng. Mà trong thời gian đó các bên sẽ phải tuân thủ, chịu sự ràng buộc của Hợp đồng.

Ngoài ra, thực tế ký hợp đồng lao động bóng đá có nhiều vấn đề phát sinh khác. Mà nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là mầm mống của các rủi ro, tranh chấp. Bạn đọc có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về pháp lý thể thao vui lòng liên hệ trực tiếp số: 0973.444.828 (có zalo). 

Quy định của VFF về chấm dứt hợp đồng lao động bóng đá.

Theo Quy chế, các câu lạc bộ bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với cầu thủ. Việc ký kết hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Đồng thời phải đáp ứng các các quy định của FIFA, AFC.

Theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp, có 02 cách chấm dứt hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp.

“Điều 23. Chấm dứt hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp

1. Hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp chỉ có thể được chấm dứt khi hết thời hạn hoặc theo sự thỏa thuận của các bên…”

Ngoài ra, các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Câu lạc bộ, cầu thủ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về lao động; quy định của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và quy định của FIFA. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; hoặc không có lý do chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, quy định của VFF, FIFA.

Câu lạc bộ hoặc cầu thủ có hành vi gian dối, ép buộc bên còn lại nhằm chấm dứt hoặc thay đổi các điều khoản của hợp đồng lao động thì bên còn lại được quyền chấm dứt hợp đồng có lý do chính đáng mà không phải bồi thường hoặc không bị áp dụng các biện pháp phạt thể thao.

Để bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin phân tích ba trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bóng đá cơ bản, gồm:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do nợ lương.

Cầu thủ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; căn cứ là không được câu lạc bộ trả tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn. Trường hợp cầu thủ không hưởng lương theo tháng, câu lạc bộ không trả khoản tiền lương tương đương tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn thì cầu thủ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Cầu thủ chỉ có thể được đơn phương chấm dứt hợp đồng với điều kiện đã thông báo bằng văn bản cho câu lạc bộ về việc không thanh toán tiền lương mặc dù đã đưa ra thời hạn tối thiểu là 15 (mười lăm) ngày để câu lạc bộ thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Nếu thỏa ước lao động tập thể có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thực hiện theo thỏa ước.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do thể thao chính đáng.

Trong một mùa giải nếu cầu thủ được ra sân ít hơn 10% tổng số trận đấu chính thức của câu lạc bộ thì cầu thủ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, cầu thủ không bị áp dụng các biện pháp phạt thể thao nhưng có thể phải bồi thường theo hợp đồng/ theo thỏa thuận của các bên ở mức hợp lý thấp. Cầu thủ chỉ có thể được chấm dứt hợp đồng theo điểm a khoản này sau 15 ngày tính từ trận đấu chính thức cuối cùng trong mùa giải của câu lạc bộ mà cầu thủ đã đăng ký thi đấu.

Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc không có lý do chính đáng.

Trong mọi trường hợp, bên vi phạm sẽ phải bồi thường. Mức bồi thường phá vỡ hợp đồng được tính toán trên cơ sở:

  • Quy định của pháp luật về lao động;
  • Quy chế bóng đá chuyên nghiệp;
  • Các quy định liên quan và đặc thù của môn bóng đá;
  • Thời gian còn lại của hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn (tối đa là 36 tháng đối với hợp đồng không xác định thời hạn) nếu cầu thủ không ký bất kỳ hợp đồng mới nào sau khi chấm dứt hợp đồng trước đó; các khoản phí và khoản phải chi do câu lạc bộ đã trả hoặc phải chịu.

Quy định của FIFA về mức bồi thường giảm nhẹ và mức bồi thường bổ sung có thể được xem xét áp dụng. Nếu thỏa ước lao động tập thể khác với quy định nêu trên nhưng phù hợp với quy định của pháp luật về lao động thì thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quyền được hưởng bồi thường không được chuyển nhượng cho bên thứ ba. Nếu cầu thủ phải trả tiền bồi thường, cầu thủ và câu lạc bộ mới của cầu thủ phải cùng chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ trả tiền.

Ngoài nghĩa vụ trả tiền bồi thường, bất kỳ câu lạc bộ hoặc cầu thủ nào đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc không có lý do chính đáng có thể phải chịu các hình thức kỷ luật theo Quy định về kỷ luật của LĐBĐVN.

Luật sư tư vấn chấm dứt Hợp đồng lao động bóng đá: 0973.444.828

Cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự có ảnh hưởng tới hợp đồng lao động không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư thể thao. Tôi tên H – là một người hôm mộ bóng đá và có quan tâm tới vụ việc của CLB Bình Dương với hậu vệ Đào Tấn Lộc. Tôi đã tìm hiểu nhiều thông tin trên mạng nhưng không biết cái nào chính xác. Tôi muốn Luật sư giải đáp giúp tôi liệu Cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự có ảnh hưởng tới hợp đồng lao động không? Các chế độ của Cầu thủ sẽ ảnh hưởng gì?

Tư vấn của Luật sư:

Theo Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

“Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

…”

Như vậy, khi cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự thì sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cầu thủ sẽ tiếp tục hợp đồng đã ký trước đó với câu lạc bộ. Trong vòng 15 ngày sau khi hết thời hạn tạm hoãn, cầu thủ phải trở về câu lạc bộ. Câu lạc bộ có trách nhiệm nhận lại cầu thủ nếu hợp đồng còn thời hạn. Như vậy việc đi nghĩa vụ quân sự sẽ không ảnh hưởng đến hợp đồng nếu còn thời hạn.

Nếu bạn H và bạn đọc khác có thắc mắc về quy định pháp luật trọng lĩnh vực thế thao có thể liên hệ trực tiếp số 0973.444.828 (có zalo) để được Luật sư tư vấn, giải đáp.

Liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hợp đồng thể thao.

Trong lĩnh vực thể thao tồn tại nhiều mối quan hệ khác nhau giữa vận động viên, tổ chức thể thao, cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong những mối quan hệ trên, việc có một hợp đồng với các điều khoản rõ ràng, hạn chế rủi ro là rất cần thiết.

Các loại hợp đồng phổ biến trong hoạt động thể thao có thể kể đến như:

  • Hợp đồng lao động giữa vận động viên chuyên nghiệp và tổ chức thể thao;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên giữa các tổ chức thể thao với nhau;
  • Hợp đồng tài trợ giữa vận động viên, tổ chức thể thao với nhà tài trợ;
  • Hợp đồng quảng cáo;…

Tùy vào nhu cầu của khách hàng và tính chất của vụ việc, luật sư thể thao có thể thực hiện các công việc sau nhằm hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề về hợp đồng thể thao:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về các loại hợp đồng trong hoạt động thể thao;
  • Soạn thảo hợp đồng thể thao theo yêu cầu, thỏa thuận của các bên;
  • Đại diện thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng thể thao;
  • Tư vấn, đưa ra phương án giải quyết khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
  • Đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng thể thao tại cơ quan có thẩm quyền;
  • ….

Liên hệ tổng đài luật sư tư vấn pháp luật thể dục, thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Liên hệ luật sư thể thao – Trung tâm pháp luật thể thao.

Trung tâm pháp luật thể thao hiện có văn phòng chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi còn có các văn phòng làm việc tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, … Bạn có thể liên hệ luật sư thể thao để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng!

CN.
5/5 - (1 bình chọn)

5 những suy nghĩ trên “QUY ĐỊNH CỦA VFF VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP

  1. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP

  2. Pingback: SAMPLE TRANSFER CONTRACT FOR PLAYERS AND ATHLETES

  3. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN VẬN ĐỘNG VIÊN MỚI NHẤT

  4. Pingback: LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO

  5. Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CẦU THỦ CHUYÊN NGHIỆP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *