Hiện nay, bóng đá là môn thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ và rất được chú trọng ở nước ta. Cùng với đó, các tranh chấp bóng đá cũng diễn ra ngày một nhiều và phức tạp. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là đơn vị có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bóng đá. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF diễn ra như thế nào? Hồ sơ, lệ phí gồm những gì? Trong bài viết dưới đây, Luật sư thể thao sẽ cung cấp đầy đủ những quy định pháp luật về vấn đề này. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào về thể thao các bạn có thể liên hệ Trung tâm pháp luật thể thao theo số: 0973.444.828.
MỤC LỤC
VFF là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF.
VFF là gì?
VFF – Vietnam Football Federation là Liên đoàn bóng đá Việt Nam. VFF là thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) từ năm 1964. Trên thế giới, hầu như các nước tham gia bóng đá đều có liên đoàn để dẫn dắt đội tuyển và chịu trách nhiệm về môn thể thao nước nhà.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam có tiền thân là Hội bóng đá Việt Nam (VFA). Hội được thành lập năm 1961 với những vị lãnh đạo đầu tiên là:
- Chủ tịch Hà Đăng Ấn (đã mất): Cựu danh thủ bóng đá, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường sắt Việt Nam.
- Phó Chủ tịch Trương Tấn Bửu (đã mất): Cựu danh thủ bóng đá – Phó Giám đốc Trường Huấn luyện Kỹ thuật Thể dục thể thao Trung ương.
- Uỷ viên Ban Chấp hành: Ông Nguyễn Huy Khôi (đã mất), Phan Ngươn Đang, Mai Xuân Phán, Nguyễn Thế Hào.
Tháng 8/1989, Đại Hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần 1 gồm 120 đại biểu, thay mặt cho các lực lượng, tổ chức bóng đá trong nước họp tại Hà Nội và tuyên bố thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông qua Điều lệ Liên Đoàn. Đồng thời, Đại hội bầu ra Ban Chấp hành khoá I gồm 26 uỷ viên.
Hơn 30 năm hình thành và phát triển, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã đưa bóng đá Việt Nam gặt hái được những thành công trên đấu trường quốc tế. Qua đó, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nói chung, bóng đá Việt Nam nói riêng đến với bạn bè khu vực và quốc tế.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF được quy định tại Điều 10 Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của VFF. Theo đó, trước tiên người có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải nộp hồ sơ tại VFF. Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp và tất cả các văn bản có liên quan đến vụ việc. Sau khi nhận hồ sơ cơ quan giải quyết tranh chấp (viết tắt là “cơ quan”) sẽ ra thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ. Tiếp đó, cơ quan giải quyết tranh chấp thảo luận kín và ra một trong các quyết định:
- Quyết định giải quyết tranh chấp;
- Quyết định công nhận sự hoà giải giữa các bên tham gia tranh chấp;
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp;
- Quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp;
Cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:
- Có căn cứ cản trở việc giải quyết tranh chấp
- Không còn lý do giải quyết tranh chấp
Trên đây là các nội dung cơ bản trong thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF. Thực tế giải quyết hồ sơ sẽ phát sinh nhiều công việc hơn; cần tuân thủ các bước cố định. Nếu đang gặp phải các tranh chấp tương tự, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp Luật sư thể thao qua số: 0973.444.828 (có zalo) để được tư vấn, giải quyết tranh chấp đối với từng vụ việc cụ thể.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp tại VFF.
Căn cứ Điều 7 Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của VFF về đơn và hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp quy định như sau:
“Điều 7. Đơn và hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
1. Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp được làm bằng tiếng Việt và có những nội dung cơ bản như tên, địa chỉ của các bên tham gia tranh chấp , trình bày nội dung vụ việc, yêu cầu cụ thể và căn cứ để đưa ra yêu cầu, có chữ ký của người làm đơn hoặc của người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức nếu bên nộp đơn là tổ chức.
2. Tài liệu kèm theo đơn: bao gồm tất cả các văn bản có liên quan đến vụ việc để chứng minh cho nội dung vụ việc, yêu cầu của bên gửi đơn hoặc giúp cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, chính xác.”
Trong đó, chứng cứ có trong hồ sơ bao gồm:
- Lời khai của các bên;
- Lời khai của nhân chứng;
- Các tài liệu, báo cáo của chuyên gia;
- Vật chứng;
- Các chứng cứ thích hợp khác.
Lưu ý: Chứng cứ chỉ được phép trình bày 1 lần theo từng sự kiện có liên quan đến vụ việc.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thể thao.
Các bước giải quyết tranh chấp tại VFF.
Căn cứ Điều 10 Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của VFF về trình tự giải quyết vụ việc thì các bước giải quyết tranh chấp tại VFF gồm:
Bước 1: Nhận thông báo.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết tranh chấp (Sau đây gọi tắt là “cơ quan”) ra thông báo cho bên gửi đơn. Nội dung của thông báo là về tính hợp lệ của hồ sơ. Đối với hồ sơ không đảm bảo yêu cầu, cơ quan sẽ dành cho bên gửi hồ sơ thời gian tối đa 5 ngày. Trong vòng 5 ngày này, bên gửi hồ sơ bổ sung hoặc hoàn tất hồ sơ hợp lệ. Nếu hết thời hạn, hồ sơ vẫn không được hoàn tất hợp lệ sẽ không được giải quyết.
Đối với hồ sơ đảm bảo yêu cầu, cơ quan sẽ xem xét giải quyết. Trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của vụ việc cơ quan triệu tập các bên tham gia buổi giải quyết trực tiếp do cơ quan tổ chức. Tại buổi giải quyết đó, cơ quan có trách nhiệm cử cán bộ ghi biên bản buổi giải quyết. Lời khai, bằng chứng do các bên, người làm chứng và chuyên gia cung cấp phải được chính những người này ký tên xác nhận.
Lưu ý: Cơ quan có quyền hỏi trực tiếp những người có liên quan đến vụ việc tranh chấp. Đồng thời, yêu cầu họ cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến vụ việc mà cơ quan giải quyết. Đối với vụ việc phức tạp, cơ quan có thể phân công thành viên điều tra, thu thập chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết, có thể kiến nghị Lãnh đạo Liên đoàn cử các bộ phận có liên quan đến phối hợp.
Bên cạnh đó, việc hoà giải giữa các bên tham gia tranh chấp được khuyến khích ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Thảo luận và quyết định.
Cơ quan giải quyết tranh chấp tổ chức thảo luận kín. Trường hợp có buổi trình bày của đương sự, việc thảo luận sẽ diễn ra khi đương sự trình bày xong. Quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thông qua dưới hình thức biểu quyết theo đa số. Mỗi thành viên tham gia giải quyết có 1 phiếu.
Bước 3: Ra quyết định.
Cơ quan giải quyết tranh chấp phải ra một trong các quyết định sau đây trong vòng 60 ngày:
- Quyết định giải quyết tranh chấp
- Quyết định công nhận sự hoà giải giữa các bên tham gia tranh chấp
- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết tranh chấp
- Quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp
Cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:
- Có căn cứ cản trở việc giải quyết tranh chấp
- Không còn lý do giải quyết tranh chấp
Quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thông báo dưới dạng văn bản. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định có thể kéo dài đến 90 ngày. Thời hạn này tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ do bên nộp đơn gửi đến.
Liên hệ tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF: 0973.444.828
Bài viết tham khảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động cầu thủ.
Lệ phí giải quyết tranh chấp tại VFF.
Điều 14 Quy định tạm thời về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của VFF quy định chi phí để giải quyết vụ việc là 3% của giá trị vụ việc đó. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp chi phí giải quyết vụ việc không thấp hơn 300.000 đồng. Chi phí này sẽ được tính toán dựa trên quy mô của vụ việc và mức độ thành công của các bên trong vụ việc. Trường hợp đặc biệt chi phí có thể do VFF đảm nhận. Mặc dù vậy, vẫn có khả năng một bên phải trả thêm chi phí mà không cần căn cứ vào kết quả giải quyết vụ việc. Đó là trường hợp một bên gây ra những chi phí không cần thiết do hành vi xử sự của mình. Như vậy, bên đó sẽ phải trả khoản chi phí do mình gây ra.
Lưu ý: Người nộp đơn có trách nhiệm nộp tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của VFF số tiền 300.000 đồng ngay khi nộp đơn. Trong mọi trường hợp, chi phí này sẽ không được hoàn trả.
Liên hệ tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF: 0973.444.828
Có bắt buộc giải quyết tranh chấp bóng đá tại VFF không?
Tình huống về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của VFF.
Câu hỏi: Xin chào Luật sư thể thao. Tôi là Hoàng H, hiện đang sống và làm việc tại Hà Giang. Tôi là một người hâm mộ của bóng đá nước nhà. Và đang muốn tìm hiểu sâu hơn về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được quy định như thế nào? Có bắt buộc giải quyết tranh chấp bóng đá tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn!
Giải đáp của Luật sư:
Xin chào Hoàng H. Đối với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn pháp lý thể thao xin giải đáp như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được quy định tại Điều 62 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Điều lệ này được ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cụ thể như sau:
“Điều 62. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
1. LĐBĐVN, các thành viên, cầu thủ, quan chức, các đại diện cầu thủ và cơ quan tổ chức trận đấu không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra tòa án trong hệ thống nhà nước trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong Điều lệ và Quy định của FIFA. Mọi tranh chấp đều phải được trình lên cơ quan phán xử của FIFA, AFC, AFF và LĐBĐVN.
2. LĐBĐVN có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến bóng đá trong phạm vi nội bộ bóng đá Việt Nam, ví dụ: tranh chấp giữa các bộ phận, các thành viên trong LĐBĐVN. Thẩm quyền xử lý các tranh chấp quốc tế thuộc về FIFA, ví dụ: tranh chấp giữa các bộ phận thuộc các Liên đoàn quốc gia hoặc các Liên đoàn châu lục khác nhau.”
Kết luận:
Như vậy, với các tranh chấp quốc tế về bóng đá thì FIFA mới có thẩm quyền giải quyết. VFF không có thẩm quyền xử lý trong các trường hợp này.
Ngoài ra, nhằm giải quyết các tranh chấp thể thao bằng hình thức trọng tài và hòa giải, hai cơ quan sau đây đã được thành lập:
- Hội đồng trọng tài thể thao quốc tế (ICAS)
- Tòa trọng tài thể thao (TAS)
Những tranh chấp mà trong đó một bên là liên đoàn, hiệp hội hoặc cơ quan có liên quan đến thể thao khác sẽ thuộc thẩm quyền của trọng tài giải quyết tranh chấp. Trường hợp này xảy ra nếu Điều lệ của cơ quan thể thao đó hoặc một bản thỏa thuận đặc biệt có quy định như vậy.
Liên hệ tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp tại VFF: 0973.444.828
Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp tại VFF.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp thế thao tại VFF, sự tham gia của Luật sư sẽ hỗ trợ các công việc:
- Soạn đơn đề nghị giải quyết tranh chấp với các căn cứ theo quy định pháp luật;
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; Đưa ra phương án giải quyết để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
- Hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ còn thiếu trong hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tại VFF;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Luật sư đại diện thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
- Luật sư đại diện Cầu thủ, vận động viên giải quyết tranh chấp tại VFF.
- …
Hiện nay, chúng tôi có văn phòng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, … và cán bộ phụ trách khu vực trong, ngoài nước. Nếu gặp phải vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực thể thao hoặc có nhu cầu tìm luật sư đại diện giải quyết tranh chấp tại VFF, bạn có thể liên hệ qua các phương thức sau:
- Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101.
- Email: sportslawcenter.vn@gmail.com
- Điện thoại: 0973.444.828
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
- Website: sportslawyer.vn
Trân trọng!
Lc
Pingback: DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG CHO CẦU THỦ BÓNG ĐÁ
Pingback: QUY CHẾ BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Pingback: MẪU HỢP ĐỒNG TÀI TRỢ THỂ THAO - Trung tâm pháp luật thể thao
Pingback: LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỂ THAO