Tư vấn pháp luật

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỂ THAO

Hiện nay, việc nhận diện các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao và nắm được các quy định về xử phạt là hoàn toàn cần thiết. Vậy đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực thể thao là ai? Hình thức và thủ tục xử phạt diễn ra như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư thể thao sẽ cung cấp các thông tin, quy định pháp luật về những vấn đề này. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao, vui lòng liên hệ Luật sư thể thao theo số Điện thoại/Zalo: 0973.444.828

Quy định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Hiện nay, văn bản điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này là Nghị định 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019. Nghị định này quy định chi tiết về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao gồm:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam. Những tổ chức này bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm. Hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  • Doanh nghiệp thể thao, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  • Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế;
  • Đơn vị sự nghiệp thể thao;
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao;
  • Câu lạc bộ thể thao;
  • Pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Các đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao không thuộc các trường hợp trên bị xử phạt như đối với cá nhân.

Hành vi xử phạt trái quy định.

Đặc biệt, Nghị định 46/2019/NĐ-CP còn quy định xử phạt đối với hành vi sai phạm của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực thể thao. Có thể kể đến như:

  • Hành vi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trái quy định;
  • Hành vi xử phạt vi phạm hành chính trái quy định.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thể thao có hành vi vi phạm thuộc các quy định của Nghị định này cũng phải chịu trách nhiệm. Cụ thể là chịu phạt hành chính.

Liên hệ tư vấn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao: 0973.444.828

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Điều 3 Nghị định 46/2019/NĐ-CP.

Các hình thức xử phạt chính.

Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Hình thức này áp dụng với mỗi hành vi vi phạm.

Các hình thức xử phạt bổ sung.

Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Thời hạn: 01 tháng đến 06 tháng;
  • Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;
  • Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
  • Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
  • Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Luật sư tư vấn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao

Xử phạt vi phạm trong một số trường hợp cụ thể.

Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định rõ mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thể thao. Để hiểu rõ về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, Luật sư thể thao xin đưa ra một số trường hợp sau:

Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động.

Hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
  • Cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
  • Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp đã có hiệu lực. Nhưng sau đó vẫn kinh doanh hoạt động thể thao.

Các hình thức xử phạt nêu trên cũng được áp dụng đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Thời hạn áp dụng từ 01 tháng đến 06 tháng. Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với hành vi cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện hành các hành vi vi phạm:

  • Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
  • Cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
  • Đã có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp đã có hiệu lực. Sau đó vẫn kinh doanh hoạt động thể thao.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung: Xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Vi phạm quy định về cấm gian lận.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao. Hành vi gian lận này có thể bao gồm gian lận về về tên, tuổi, giới tính, thành tích. Hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp này là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao. Thời hạn áp dụng xử phạt bổ sung: 01 tháng đến 03 tháng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao. Trong trường hợp này, hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao. Thời hạn áp dụng xử phạt bổ sung: 03 tháng đến 06 tháng.

Vi phạm quy định về cấm bạo lực.

  • Hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe doạ xâm phạm sức khoẻ, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao: phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc xin lỗi công khai.
  • Hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao. Thời hạn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: 03 tháng đến 06 tháng.

Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao.

Việc xử phạt vi phạm về quyền, nghĩa vụ vận động viên thể thao thành tích cao quy định như sau:

Vi phạm quy định về quyền của vận đông viên thể thao thành tích cao:

  • Hành vi không thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cho vận động viên theo quy định. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho vận động viên hoặc không bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên
  • Hành vi không thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
  • Hành vi không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bài viết tham khảo: Bảo hộ quyền sở hữu giải thể thao thành tích cao.

Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao.

Vi phạm quy định về quyền của huấn luyện viên thành tích cao:

  • Hành vi không bảo đảm trang thiết bị huấn luyện cho huấn luyện viên. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Hành vi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong huấn luyện cho huấn luyện viên. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao:

  • Hành vi không xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao trình cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt. Hành vi không thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao sau khi được cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Hành vi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên trong tập luyện, thi đấu thể thao. Không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao:

Hành vi không trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu thể thao. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Liên hệ tư vấn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao: 0973.444.828

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao cũng tương tự như thủ tục xử phạt hành chính nói chung. Cụ thể như sau:

Bước 1: Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành người có thẩm quyền buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Việc yêu cầu chấm dứt có thể bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác.

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

Lưu ý: Mẫu biên bản cần được thực hiện theo mẫu biên bản số 01. Mẫu này được ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.

Sau khi lập xong, 01 bản biên bản được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định. Thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền để tiến hành xử phạt.

Bước 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm.

Việc xác minh tình tiết vụ việc vi phạm được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết:

  • Có hay không có vi phạm hành chính;
  • Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
  • Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  • Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
  • Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
  • Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.

Đặc biệt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định nhằm xác minh chính xác sự việc.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt.

Lưu ý cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật. Cụ thể là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ. Với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm, tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình.

Có thể hiểu giải trình trong trường hợp này là việc người bị lập biên bản xử phạt giải thích và trình bày về hành vi của mình. Từ đó, giúp cơ quan, người có thẩm quyền nhìn nhận đúng về hành vi họ thực hiện. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một số trường hợp bị xử phạt sai.

Các trường hợp được áp dụng thủ tục giải trình theo Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính:

“Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”.

Việc giải trình có thể được thực hiện dưới hai hình thức:

  • Giải trình bằng văn bản;
  • Giải trình trực tiếp.

Thời gian thực hiện thủ tục trên chỉ khoảng 2-10 ngày kể từ thời điểm lập biên bản. Vì vậy, các bạn cần lưu ý nếu có nhu cầu thực hiện.

Bước 6: Chuyển hồ sơ để xử phạt vi phạm.

Đây là bước cuối cùng, chính thức xác định bạn có bị xử phạt hay không? Hình thức xử phạt cụ thể. Thủ tục gồm các bước:

  • Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm
  • Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
  • Nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu. Thì thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.

Lưu ý: Trường hợp vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự hồ sơ sẽ được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xử lý theo quy định pháp luật mà không tiến hành bước 6.

Khiếu nại khi bị xử phạt sai trong lĩnh vực thể thao.

Căn cứ Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

“Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

  1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
  2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật…”

Nếu cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính nhận thấy người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng sai quy định pháp luật hoặc không đúng với hành vi thực tế thì có thể khiếu nại quyết định xử phạt đó. Hay nói cách khác là khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao. Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Nếu việc khiếu nại không thành công thì người vi phạm cũng không bị xử phạt thêm về lỗi nào khác.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Liên hệ tư vấn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao: 0973.444.828

Dịch vụ tư vấn pháp lý về thể thao.

Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp dịch vụ pháp lý đối với tất cả hoạt động trong lĩnh vục thể thao. Có thể kể đến như:

  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập các tổ chức, cơ sở thể thao;
  • Đánh giá tình pháp lý của các giao dịch, các văn bản phát sinh trong lĩnh vực thể thao;
  • Tư vấn đàm phán, thỏa thuận hợp đồng thể thao: Hợp đồng lao động vận động viên; Hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ; Hợp đồng tài trợ thể thao;
  • Tư vấn, hỗ trợ hoặc đại diện giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thể thao tại Tòa án hoặc cơ quan chuyên trách có thẩm quyền;
  • Tư vấn khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử phạt hành chính trái quy định pháp luật;
  • Tư vấn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thể thao.

Liên hệ Luật sư thể thao.

Hiện nay, chúng tôi có văn phòng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, … và cán bộ phụ trách khu vực trong, ngoài nước. Nếu gặp phải vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực thể thao bạn có thể liên hệ luật sư thể thao qua các phương thức sau:

Trân trọng!

Lc

5/5 - (2 bình chọn)
Linh Chi

View Comments

Recent Posts

Cách giải quyết khi cầu thủ bị nợ lương, phí lót tay

Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…

5 tháng ago

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BỂ BƠI

Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…

5 tháng ago

KÍCH THƯỚC BÀN BIDA TIÊU CHUẨN

Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…

1 năm ago

KINH DOANH BIDA CÓ CẦN GIẤY PHÉP KHÔNG?

Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…

1 năm ago

KINH DOANH SÂN CẦU LÔNG – ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC

Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…

1 năm ago

KÍCH THƯỚC SÂN CẦU LÔNG TIÊU CHUẨN

Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…

1 năm ago