Đại diện Cầu thủ, vận động viên không phải là khái niệm mới trong lĩnh vực thể thao. Người đại diện có vai thay mặt hoặc hỗ trợ vận động viên nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người được đại diện. Bài viết sau đây của Trung tâm pháp luật thể thao sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy định, điều kiện và công việc của người đại diện cầu thủ, vận động viên. Khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý, tìm Luật sư đại diện, vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại: 0973.444.828 (Zalo/Viber/Whatsapp).
MỤC LỤC
Người đại diện trong thể thao, đặc biệt trong lĩnh vực bóng đá là một khái niệm không còn xa lạ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định chi tiết về người đại diện thể thao. Việc đại diện cầu thủ, vận động viên được thực hiện theo pháp luật dân sự chung.
Người đại diện cầu thủ, vận động viên là người hỗ trợ hoặc thay mặt vận động viên đàm phán, ký kết hợp đồng; giải quyết các vấn đề pháp lý; xử lý truyền thông, các vấn đề xã hội; quản lý tài chính; thậm chí giúp cầu thủ, vận động viên định hướng và phát triển nghề nghiệp.
Ngoài ra, người đại diện có thể đại diện cho câu lạc bộ, tổ chức thể thao. Người đại diện câu lạc bộ, tổ chức thể thao chuyên nghiệp đại diện xử lý các vấn đề pháp lý; tài chính; đàm phán và ký kết các loại hợp đồng trong hoạt động thể thao.
Người đại diện cầu thủ, vận động viên có thể thực hiện một hoặc toàn bộ các công việc sau:
Người đại diện có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người mình đại diện. Việc có người đại diện tốt giúp vận động viên, cầu thủ tập trung vào hoạt động thi đấu.
Trước đây, cá nhân muốn đại diện cầu thủ phải trải qua kỳ thi và được FIFA cấp chứng chỉ đại diện. Tuy nhiên, quy định này hiện nay đã được gỡ bỏ. Cá nhân, tổ chức đại diện cho cầu thủ, vận động viên chỉ cần tuân thủ pháp luật về đại diện của từng quốc gia.
Các đối tượng làm người đại diện của cầu thủ, vận động viên chủ yếu gồm:
Để trở thành người đại diện, cá nhân cần đáp ứng quy định về đại diện theo quy định. Tại Việt Nam, người đại diện có thể là cá nhân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi theo ủy quyền; hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Để việc đại diện được thực hiện chuyên nghiệp; quyền và lợi ích của vận động viên và người đại diện được đảm bảo, giữa người đại diện và vận động viên nên có hợp đồng đại diện ký kết đúng theo quy định. Hợp đồng đại diện cầu thủ, vận động viên không quá xa lạ đối với cầu thủ, vận động viên chuyên nghiệp quốc tế. Tuy vậy, việc ký kết hợp đồng đại diện giữa cá nhân và vận động viên chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay không nhiều.
Quy định pháp luật về người đại diện thể thao ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thể dục, thể thao 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Người đại diện thực hiện công việc đại diện trên tinh thần đảm bảo quyền, lợi ích của người được đại diện. Trong quá trình đàm phán; ký kết; gia hạn hoặc chấm dứt các loại hợp đồng, vận động viên có thể ủy quyền cho người đại diện thay mình thực hiện các công việc cần thiết.
Trong bóng đá, quy chế của các tổ chức bóng đá thế giới và khu vực cho phép cầu thủ, câu lạc bộ có đơn vị trung gian. Tại Việt Nam, đơn vị trung gian của cầu thủ, câu lạc bộ được quy định tại Quy chế bóng đá ngoài chuyên nghiệp 2021 của VFF; quy chế về địa vị pháp lý và chuyển nhượng cầu thủ của FIFA
18. Các điều khoản đặc biệt liên quan đến hợp đồng giữa các cầu thủ và câu lạc bộ
1. Nếu một Đơn vị trung gian tham gia vào việc thương thảo hợp đồng, tên của Đơn vị đó phải được ghi trong hợp đồng
Dựa theo quy định trên, quy chế bóng đá ngoài chuyên nghiệp 2021 của VFF quy định về đơn vị trung gian như sau:
Điều 28. Đơn vị trung gian
Đơn vị trung gian: Là cá nhân hoặc pháp nhân có hưởng phí hoặc không hưởng phí để đại diện cho cầu thủ và/hoặc câu lạc bộ, đội bóng để đàm phán ký kết hợp đồng lao động hoặc đàm phán lại hợp đồng lao động hoặc đại diện cho câu lạc bộ/ đội bóng để giao kết hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ.
Theo đó, cầu thủ hoặc câu lạc bộ có thể có đơn vị trung gian để đại diện đàm phán, ký kết hợp đồng lao động; hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ.
Luật sư hoàn toàn có thể là đơn vị trung gian/người đại diện cho cầu thủ, câu lạc bộ để:
Bên cạnh hợp đồng lao động, cầu thủ có thể ký kết các hợp đồng quảng cáo, tài trợ; … Mỗi loại hợp đồng được điều chỉnh bởi quy định khác nhau; cầu thủ, vận động viên sẽ có quyền, trách nhiệm khác nhau trong từng hợp đồng.
Hiện nay, hầu hết hợp đồng lao động; hợp đồng quảng cáo; hoặc hợp đồng tài trợ cho cầu thủ đều được soạn sẵn bởi câu lạc bộ hoặc đối tác. Cầu thủ chủ yếu chỉ nắm được những quyền và nghĩa vụ cơ bản về: tiền lương, thù lao; chế độ làm việc; thưởng; … mà bỏ qua các điều khoản, quyền và nghĩa vụ quan trọng khác. Việc không hiểu rõ toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dễ dẫn đến tranh chấp trong tương lai.
Dựa trên lời đề nghị hoặc hợp đồng mẫu và giá trị hiện tại, tiềm năng trong tương lai của cầu thủ, vận động viên, luật sư có thể thay mặt họ để đàm phán các điều khoản; các quyền, nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng. Việc thương lượng, đàm phán của luật sư nhằm giúp cầu thủ, vận động viên đạt được thỏa thuận với quyền lợi tốt nhất.
Khi câu lạc bộ hoặc đối tác vi phạm hợp đồng; hoặc có sự kiện phát sinh gây tranh chấp, luật sư đại diện với việc nắm rõ quy định pháp luật và nội dung, điều khoản hợp đồng có thể thay mặt cầu thủ, vận động viên tiến hành giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Việc giải quyết tranh chấp có thể qua con đường thương lượng, hòa giải; hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết đến cơ quan có thẩm quyền.
Cầu thủ, vận động viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư không chỉ làm việc với câu lạc bộ. Đối với các cầu thủ, vận động viên tiềm năng, nổi tiếng, họ còn làm việc với các tổ chức tài trợ; doanh nghiệp hoặc nhãn hàng quảng cáo; … Các tranh chấp thường xảy ra với cầu thủ, vận động viên có thể kể đến như:
Đối với tranh chấp thể thao, cần ưu tiên giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả; đảm bảo được danh tiếng và sự phát triển của cầu thủ, vận động viên. Để đáp ứng các tiêu chí trên, việc nắm quy định về quyền lợi của các bên; phương pháp giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp là rất quan trọng.
Khi đại diện cầu thủ giải quyết tranh chấp thể thao, luật sư có thể phải thực hiện nhiều công việc, bao gồm nhưng không giới hạn:
Xem thêm: CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CẦU THỦ VÀ CÂU LẠC BỘ
Trung tâm pháp luật thể thao là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thể thao.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm luật sư đại diện cầu thủ, vận động viên nhằm đàm phán, ký kết hợp đồng; giải quyết tranh chấp; hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực thể thao, bạn có thể liên hệ với Trung tâm pháp luật thể thao thông qua:
Trân trọng!
PQ.
Việc Câu lạc bộ nợ lương, nợ hoặc cắt giảm tiền phí lót tay gây…
Theo Luật Đầu tư hiện hành, kinh doanh bể bơi là ngành nghề kinh doanh…
Bida không chỉ là bộ môn giải trí mà còn là một môn thể thao…
Kinh doanh bida là mô hình phổ biến và được đầu tư mạnh mẽ các…
Kinh doanh sân cầu lông là hình thức kinh doanh hoạt động thể thao phổ…
Kích thước sân cầu lông được quy định với các tiêu chuẩn, chỉ số nhất…