XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO


Tuân thủ quy định pháp luật là một trong những lưu ý mà tất cả cơ sở kinh doanh phải thực hiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không nắm được quy định nên gặp phải khó khăn trong hoạt động. Nhằm giúp bạn đọc tránh được những rắc rồi pháp lý, Trung tâm pháp luật thể thao xin chia sẻ trong bài viết sau: Những hành vi bị xử phạt vi phạm trong kinh doanh trong hoạt động thể thao; Mức xử phạt … Và hướng dẫn cách xử lý khi bị xử phạt sai. Bạn đọc cần tư vấn pháp lý, có vướng mắc về pháp luật trong quá trình kinh doanh có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 0973.444.828 để được hỗ trợ.

Khi nào bị xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao?

Việc xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao được thực hiện khi cơ sở kinh doanh có một trong các hành vi sau:

Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Hành vi vi phạm quy định này có thể tồn tại ở các dạng như:

  • Không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định;
  • Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
  • Cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
  • Kinh doanh hoạt động thể thao sau khi có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp đã có hiệu lực.

Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện.

Các hành vi vi phạm cụ thể:

  • Kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Sử dụng huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên y tế tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp không đáp ứng điều kiện kinh doanh thể thao theo quy định;
  • Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.

Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở vật chất trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Điều kiện về cơ sở vật chất sẽ có đặc thù riêng đối với từng bộ môn được kinh doanh. Chúng tôi xin nêu một số trường hợp điển hình để bạn đọc nắm được gồm:

  • Không bảo đảm yêu cầu về bảng nội quy, bảng chỉ dẫn, bảng hướng dẫn, biển báo đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm yêu cầu về phao neo, cờ định vị, phao tiêu, cờ hiệu, phao cứu sinh, áo phao, dây phao, sào cứu hộ, ghế cứu hộ đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm yêu cầu về khu vực thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân, khu tắm tráng, khu vực rửa chân, nhà vệ sinh, khu vực đỗ đáp, khu vực xuất phát, khu vực tập kết và neo đậu phương tiện, khu vực cất giữ súng, đạn thể thao đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm các yêu cầu về âm thanh, ánh sáng đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm yêu cầu về túi sơ cứu, thiết bị sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm yêu cầu về hàng rào, lưới chắn, lưới bảo vệ, lưới an toàn, rào chắn, tường bao đối với từng môn thể thao.
  • Không bảo đảm yêu cầu về diện tích, kích thước nơi tập luyện, thi đấu đối với từng môn thể thao;
  • Không bảo đảm yêu cầu về nước bể bơi;

Vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Các cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt khi rơi vào các trường hợp:

  • Không bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc và cứu hộ theo quy định;
  • Không bảo đảm yêu cầu về trạm quan sát theo quy định của pháp luật;
  • Sử dụng mô tô nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Vi phạm quy định về nhân viên chuyên môn trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Bên cạnh các quy định về cơ sở vật chất thì nhân viên cũng là một trong những điều kiện được quy định khắt khe. Theo đó, tại thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cơ sở phải đáp ứng để được cấp phép. Các trường hợp vi phạm gồm:

  • Không bảo đảm yêu cầu về số lượng người hướng dẫn tập luyện thể thao, nhân viên cứu hộ;
  • Không có nhân viên y tế thường trực hoặc không có văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết;
  • Sử dụng nhân viên chuyên môn không đáp ứng điều kiện theo quy định.

Ngoài các trường hợp trên, pháp luật còn quy định một số trường hợp vi phạm khác. Để tư vấn một hành vi có thể bị xử phạt hay không các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn thể thao theo số 0973.444.828 để được hỗ trợ.

vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao
Luật sư tư vấn khi bị xử phạt vi phạm trong kinh doanh thể thao: 0973.444.828

Mức phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh trực tiếp mức xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao là Nghị định 46/2019/NĐ-CP. Văn bản này quy định nhiều khung phạt, mức phạt đối với từng hành vi khác nhau. Cụ thể có các hình thức xử phạt gồm:

Hình phạt chính:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc xin lỗi công khai;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Lưu ý: Các hình phạt nêu trên không được áp dụng cùng lúc cho tất cả vi phạm. Tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm bị lập biên bản; xử phạt mà cơ quan, người có thẩm quyền sẽ áp dụng theo quy định.

Ví dụ:

Công ty TNHH M đăng ký kinh doanh thể thao dưới nước tại địa bàn Hà Nội từ năm 2021. Khi kiểm tra, cơ quan nhà nước phát hiện cơ sở không đảm bảo cơ sở vật chật về cứu hộ. Cụ thể là sào cứu hộ, ghế cứu hộ không đáp ứng tiêu chuẩn. Đối với hành vi này, cơ sở bị áp dụng mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bạn đọc còn vướng mắc khác về hình thức xử lý vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao; cần tư vấn pháp luật về thể thao vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại: 0973.444.828

Thẩm quyền xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Theo quy định tại Nghị định số 46/2019/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về:

  • Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;
  • Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở;
  • Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ;
  • Chủ tịch UBND các cấp;

Mỗi cơ quan, người có thẩm quyền nêu trên chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp; trong một phạm vi luật định. Trường hợp xử phạt quá thẩm quyền, xử phạt vượt phạm vi,… là vi phạm quy định. Khi đó, người dân hoàn toàn có quyền thực hiện các biện pháp khiếu nại. Vấn đề này Luật sư thể thao xin được phép hướng dẫn cụ thể trong các phần tiếp theo.

Thủ tục phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Việc xử phạt vi phạm hành chính bắt buộc phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Điều này cũng không ngoại lệ trong lĩnh vực thể thao. Theo đó, các bước cần thực hiện từ khi phát hiện hành vi đến khi xử phạt gồm:

Bước 1. Chấm dứt hành vi vi phạm hành chính.

Công việc này có thể thực hiện bằng:

  • Lời nói, còi, hiệu lệnh;
  • Văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Biên bản được giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Bước 3. Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các biện pháp xác minh, làm rõ theo quy định. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để xác định thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt,…

Trong giai đoạn này, cơ sở kinh doanh cũng có thể thực hiện giải trình trong một số trường hợp.

Bước 4. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Các bước thực hiện cụ thể gồm:

  • Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao nêu trên cần được thực hiện đúng. Trường hợp có vi phạm (thiếu thủ tục, sai thời hạn,…) cũng là một trong các căn cứ để khiếu nại như chúng tôi sẽ làm rõ sau đây.

Luật sư tư vấn khiếu nại xử phạt vi phạm trong kinh doanh thể thao: 0973.444.828

Cách giải quyết khi bị xử phạt hành chính trái quy định pháp luật.

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư thể thao. Tôi là Nguyễn Viết H, hiện đang làm quản lý cho một công ty thể thao nhỏ tại Bắc Ninh. Cơ sở của tôi mới đi vào hoạt động được khoảng 2 tháng. Vừa mới đây chúng tôi bị kiểm tra và xử phạt 8.000.000 đồng. Lý do là Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Nhưng thực tế cơ sở của tôi đã đăng ký nhưng sau đó có thay đổi về thông tin kinh doanh. Tôi thấy xử phạt như vậy là chưa đúng. Mong Luật sư hướng dẫn tôi cách để yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét lại việc xử phạt. Cảm ơn luật sư rất nhiều.

Trả lời:

Chào anh H. Đối với câu hỏi của anh chúng tôi xin giải đáp như sau:

Khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

Như vậy, quy định về mức phạt của hai hành vi không có giấy phép và không làm thủ tục cấp lại giấy phép là hoàn toàn khác nhau. Trường hợp bị xử phạt chưa đúng anh có quyền thực hiện thủ tục khiếu nại. Cụ thể:

Mục đích khiếu nại:

Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định xem xét lại quyết định xử phạt khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Người khiếu nại gửi ý kiến tới cơ quan có thẩm quyền (thường là bằng văn bản).

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Tiếp đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hiệu khiếu nại:

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Như vậy, khi bị xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao chưa đúng các bạn có quyền khiếu nại theo thủ tục trên. Nếu gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục, chưa biết cách soạn đơn khiếu nại các bạn vui lòng liên hệ tư vấn theo Hotline: 0973.444.828.

Luật sư tư vấn pháp lý trong kinh doanh hoạt động thể thao.

Kinh doanh thể thao là hoạt động phức tạp và tồn tại nhiều rủi ro. Vì vậy, có Luật sư đồng hành để tư vấn pháp lý và ngăn ngừa các thiệt hại là điều cần thiết. Luật sư tư vấn pháp lý trong kinh doanh hoạt động thể thao sẽ hỗ trợ các công việc:

  • Hỗ trợ các thủ tục hành chính, giấy phép kinh doanh hoạt động thể thao;
  • Đánh giá, soạn thảo Hợp đồng, các văn bản pháp lý trong kinh doanh thế thao;
  • Đại diện thương lượng, đàm phán hợp đồng với các bên liên quan;
  • Tư vấn, phòng ngừa rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh;
  • Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại tổ chức trọng tài, Tòa án, cơ quan quản lý thể thao và các bên liên quan;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết thủ tục khiếu nại;
  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

Liên hệ Luật sư thể thao.

Hiện nay, Trung tâm pháp luật thể thao cung cấp các dịch vụ pháp lý về thể thao trong phạm vi cả nước … Bạn có thể liên hệ luật sư thể thao qua các phương thức sau để được tư vấn, hỗ trợ trong ừng trường hợp cụ thể.

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 33 Đường số 4, Phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng,
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101;
  • Email: sportslawcenter.vn@gmail.com
  • Điện thoại: 0973.444.828
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Website: sportslawyer.vn

Trên đây là bài viết của Trung tâm pháp luật thể thao về dịch vụ “Xử phạt vi phạm trong kinh doanh hoạt động thể thao”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này hoặc có nhu cầu Luật sư thể thao hỗ trợ bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.

Trân trọng!

TA.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *